Hiện nay, người phụ nữ thường muốn tính ngày thụ thai theo ý muốn của mình.Vậy làm thế nào để xác định và canh đúng ngày rụng trứng nhằm cải thiện cơ hội thụ thai tốt hơn, chúng tôi có những thông tin dành cho các bạn.
Bạn đã hiểu rõ về kỳ kinh nguyệt của bản thân?
Thông thường, hiện tượng rụng trứng xảy ra giữa chu kỳ kinh nguyệt, tức là khoảng ngày 14 của chu kỳ “nguyệt san”. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ lại có sự khác nhau, có người chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày nhưng cũng có trường hợp kéo dài trong vòng 31 ngày.
Mỗi nang buồng trứng sẽ sản sinh ra 1 trứng trong một tháng và trứng này sẽ được rụng vào ống dẫn trứng tới tử cung. Tại đây, nếu tinh trùng gặp được trứng thì sẽ dẫn đến hiện tượng thụ thai. Nếu không, trứng sẽ bị đào thải ra bên ngoài tử cung chính là hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng.
Chu kỳ này chủ yếu là được kiểm soát bởi các hormone estrogen, progesterone, hormone kích thích nang trứng và hormone tạo hoàng thể luteinizing. Thường khi chuẩn bị hành kinh, nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ tăng lên, nội tiết tố tăng và tử cung cũng giãn rộng để máu lưu thông tốt hơn.
Sau khi rụng trứng, dưới ảnh hưởng của estrogen và progesterone, niêm mạc tử cung sẽ trở nên dày và xốp để nhận được trứng. Nếu trứng không được thụ tinh, chúng sẽ chết và được cơ thể đào thải.
Dưới đây là cách tính ngày rụng trứng để dễ thụ thai nhất của Hiệp hội Thai sản:
• Một chu kỳ kinh được đo từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo.
• Một chu kỳ kinh điển hình kéo dài 28-32 ngày, nhưng có thể ngắn hoặc dài hơn.
• Xác định ngày rụng trứng bằng cách tính thời điểm giữa của chu kỳ, thông thường rơi vào giữa ngày thứ 11 và 21.
• Ngày rụng trứng có thể là ngày 12 -16 trước ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.
Chu kỳ kinh nguyệt và mức độ thụ thai thành công:
Ngày 1-5: Giai đoạn chưa thể thụ thai
Hormone ở mức mức bình thường, nội tiết Follicle-stimulating hormone (FSH) tăng nhẹ
Nhiệt độ cơ thể bình thường
Cổ tử cung không tiết dịch
Ngày 6-9: Giai đoạn phát triển nền tảng cho việc thụ thai
Hormone mức bình thường, Oestrogen và hormone kích thích nang trứng bắt đầu tăng lên.
Nhiệt độ cơ thể bình thường.
Cổ tử cung khô, không tiết dịch.
Ngày 10-12: Giai đoạn tương đối màu mỡ cho việc thụ thai
Hormone oestrogen tăng lên.
Nhiệt độ cơ thể bắt đầu giảm.
Cổ tử cung tiết dịch ẩm, dính, màu trắng đục như mây.
Ngày 13-15: Giai đoạn có thể thụ thai màu mỡ và lý tưởng nhất
Hormone tạo hoàng thể luteinizing và nội tiết tố Follicle-stimulating hormone (FSH) tăng lên
Nhiệt độ cơ thể giảm mạnh.
Cổ tử cung tiết ra ướt, trơn mượt, co giãn.
Lượng trứng đạt độ màu mỡ và được giải phóng khỏi buồng trứng.
Ngày 16-19: Giai đoạn tương đối màu mỡ
Hormone Follicle-stimulating hormone (FSH) và hormone tạo hoàng thể luteinizing giảm lại bình thường.
Progesterone lại tăng lên.
Nhiệt độ cơ thể vẫn cao hơn mức bình thường một chút.
Cổ tử cung tiết dịch ẩm, dính, màu trắng đục như mây.
Ngày 20-28: Giai đoạn không thể thụ thai
Hormone oestrogen và progesterone ở lại khá cao.
Nhiệt độ cơ thể giảm xuống đều đặn để trở lại bình thường.
Cổ tử cung khô ráo, không tiết dịch
Những dấu hiệu khác giúp bạn cảm nhận dễ dàng hơn giai đoạn màu mỡ nhất:
|
• Vào ngày trứng rụng, ở lỗ cổ tử cung có một chất dịch nhờn, trong. Cho chất đó vào hai ngón tay, có thể kéo ra được. Nếu giao hợp lúc đó, tử cung có khả năng thu hút tinh trùng mạnh.
• Từ lúc trứng rụng trở đi, độ pH ở môi trường âm đạo là 7,5 - 8,0. Trước ngày trứng rụng là 7,3 và thấp hơn.
• Trong những ngày trứng rụng, người vợ thường có cảm giác động tình (thích gần chồng), thường chủ động gặp chồng. Một số chị em có hiện tượng buồn nôn.
• Vài ngày trước khi trứng rụng, ở phần lớn chị em, vú nở to và có cảm giác căng cứng.
|