Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Chống lo lắng khi mang thai
Ngày cập nhật:  28/09/2010 16:31:58
Lo âu là điều bận tâm phổ biến ở phụ nữ có thai. Có rất nhiều thứ khiến bạn phải căng thẳng: 'Bé của mình có khỏe mạnh không?', 'Sức khỏe của mình có tốt không?'… Một số lo lắng là bình thường trong bước chuyển biến lớn của cuộc đời này nhưng cũng nên tham khảo vài gợi ý để kiểm soát căng thẳng.

Phân tâm

Một mẹo để đánh bại lo lắng dù ở bất kỳ thời điểm nào là đánh lạc hướng suy nghĩ của bạn khỏi những điều gây stress. Khi bạn đang mang thai, điều này có thể khó khăn hơn vì dường như mọi người xung quanh luôn muốn hỏi thăm về bạn và em bé của bạn. Nhất là khi có điều gì đang làm bạn hoang mang, muốn tạm quên đi mà liên tục bị người đối diện khơi lại.

Hãy tìm cách quên đi mọi thứ trong một vài tiếng hoặc tìm một nơi để bạn có thể thực sự được nghỉ ngơi vào cuối tuần. Đơn giản như một tối cùng xem phim với người thân hoặc nghỉ trong phòng riêng với một tờ báo yêu thích. Đối với việc xao lãng tâm trí trong thời gian ngắn, hãy thử giải câu đố, giải ô chữ, đọc cuốn sách mà bạn thích hoặc làm việc gì đó như thêu thùa, nấu nướng, cắm hoa…
 
 



Thư giãn cổ điển

Một buổi massage thích hợp và an toàn khi mang thai rất có lợi cho bạn Hãy chắc rằng chúng dành cho thai phụ vì một số áp lực từ massage có thể gây ra các cơn co thắt hoặc các vấn đề khác...

Chống suy nghĩ tiêu cực

Điều quan trọng để chống lo âu nằm ở chính suy nghĩ tích cực của bạn. Với một ý chí mạnh mẽ, bạn dễ dàng hơn để cải thiện tinh thần theo hướng lạc quan. Khi những suy nghĩ tiêu cực ngự trị trong tâm trí bạn, hãy cố tìm ra một vài điểm tích cực. Chẳng hạn, nếu bạn nghĩ: “Mình không thể là người mẹ tốt”, hãy thử nghĩ: “Mình sẽ cố hết sức”. Động viên mình là cách giúp bạn đánh lạc hướng suy nghĩ xấu và nhìn về tương lai êm đẹp.

Nếu khó khăn để thoát khỏi bi quan, hãy nói chuyện với chồng hay người thân của bạn. Những người phụ nữ có kinh nghiệm cũng sẽ giúp bạn nhẹ nhõm hơn khi thai kỳ đang là mối lo lớn của bạn.

Lưu ý: Nếu bạn đang lo lắng nghiêm trọng, chẳng hạn như cơn hoảng loạn, tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn bởi vì có một số thuốc được chấp thuận cho thai phụ có thể giúp bạn.


 

MẸ VÀ BÉ
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Những điều bạn nên biết về vaccines phòng bệnh cho trẻ
Nhóm phụ nữ cần đề phòng nguy cơ tiền sản giật
CHỬA NGOÀI DẠ CON
10 lời khuyên chuẩn bị mang thai
NẠO HÚT THAI VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG
Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em
Khoáng chất cho thai phụ và thai nhi
Chuẩn bị cho việc sinh em bé
Chuẩn bị hành trang để làm mẹ
Mang thai khi lớn tuổi
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  30/12/2024- Hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ, mẹ bầu nên biết
  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
Xem tất cả
Liên kết email