Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
U nang buồng trứng có thể trở thành ung thư?
Ngày cập nhật:  17/07/2023 09:24:14
U nang buồng trứng là bệnh phổ biến và có thể hình thành tự nhiên trong chu kỳ kinh nguyệt. Hầu hết các u nang buồng trứng là vô hại nhưng đôi khi u nang có thể phát triển quá mức.

 

Hầu hết các u nang buồng trứng là vô hại và thường tự khỏi mà không cần điều trị. Hiếm khi u nang buồng trứng có thể phát triển thành ung thư buồng trứng. U nang buồng trứng hình thành sau khi phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh có nguy cơ trở thành ung thư buồng trứng cao hơn một chút.
 

Khi phụ nữ bị u nang buồng trứng có các triệu chứng nghiêm trọng, dai dẳng hoặc bất thường nên đi khám càng sớm càng tốt.
 

Phương pháp điều trị u nang buồng trứng thông thường là theo dõi thận trọng. Nếu u nang gây ra các triệu chứng khó chịu, trở thành ung thư buồng trứng hoặc cản trở việc mang thai, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ.
 

1. U nang buồng trứng là gì?

 

 

U nang buồng trứng có thể trở thành ung thư? - Ảnh 2.

 

 

Hình ảnh u nang buồng trứng.


Buồng trứng là một phần của hệ thống sinh sản nữ, là một phần của chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng giải phóng một quả trứng hoặc noãn vào khoảng 28 ngày một lần. Quá trình này được gọi là rụng trứng. Buồng trứng cũng sản xuất hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone.
 

U nang buồng trứng là những túi chứa đầy chất lỏng có thể phát triển trong hoặc trên buồng trứng. Các u nang thường lành tính, không phải ung thư và thường tự khỏi mà không cần điều trị.
 

U nang buồng trứng phổ biến ở phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn vì các u nang nhỏ có thể phát triển tự nhiên như một phần của chu kỳ kinh nguyệt.
 

U nang buồng trứng phát triển do rụng trứng đều đặn trong chu kỳ kinh nguyệt được gọi là u nang buồng trứng chức năng. U nang buồng trứng thường không phải ung thư và không gây ra triệu chứng. Bệnh u nang buồng trứng được phát hiện khi khám phụ khoa định kỳ.
 

2. Mối liên kết giữa u nang và ung thư

U nang buồng trứng ít có khả năng hình thành sau khi phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, nếu u nang hình thành sau thời kỳ mãn kinh, chúng có nguy cơ trở thành ung thư cao hơn.
 

U nang buồng trứng bệnh lý

Đôi khi, u nang buồng trứng có thể phát triển do sự phát triển tế bào bất thường và quá mức. Khi tiến triển thành ác tính, có nghĩa là chúng có khả năng gây ung thư buồng trứng. Phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh có nguy cơ phát triển u nang bệnh lý cao hơn.
 

Lạc nội mạc tử cung cũng có thể khiến u nang buồng trứng bệnh lý phát triển. Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào lót tử cung bắt đầu xuất hiện bên ngoài tử cung, chẳng hạn như trong buồng trứng và ống dẫn trứng.
 

Bệnh ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng xảy ra khi các tế bào trong buồng trứng phát triển và nhân lên một cách không kiểm soát được để tạo thành khối u. Nếu không được điều trị, các tế bào khối u này có thể lan sang các mô lân cận và những nơi khác trong cơ thể.
 

U biểu mô buồng trứng

Các loại ung thư buồng trứng khác nhau có thể phát triển tùy thuộc vào phần nào của buồng trứng mà ung thư bắt đầu. Khối u biểu mô buồng trứng là loại ung thư buồng trứng phổ biến nhất và bắt đầu trong các tế bào ở bề mặt ngoài của buồng trứng.
 

3. Triệu chứng u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng

Phụ nữ bị u nang buồng trứng thường có ít hoặc không có triệu chứng. Giai đoạn đầu của ung thư buồng trứng cũng có thể không có hoặc chỉ gây ra các triệu chứng nhỏ. Tuy nhiên, nếu u nang buồng trứng quá lớn, vỡ hoặc chặn nguồn cung cấp máu cho buồng trứng có nguy cơ gây ra các triệu chứng tương tự như ung thư buồng trứng giai đoạn sau, chẳng hạn như:
 

  • Đau vùng chậu như đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng bụng dưới
  • Khó chịu ở bụng như đầy hơi
  • Cảm thấy no nhanh
  • Ăn không ngon
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
  • Sốt hoặc nôn
     

Nếu phụ nữ có những triệu chứng kể trên nên đi khám ngay. Còn những phụ nữ bị u nang buồng trứng khi nhận thấy bắt đầu có các triệu chứng nghiêm trọng, bất thường hoặc tái phát, nên đi khám càng sớm càng tốt.
 

4. Chẩn đoán u nang buồng trứng

 

 

U nang buồng trứng có thể trở thành ung thư? - Ảnh 4.

 

 

Bác sĩ có thể phát hiện u nang buồng trứng bằng siêu âm qua âm đạo hoặc siêu âm qua ổ bụng.


Để chẩn đoán u nang buồng trứng, bác sĩ có thể thực hiện siêu âm qua âm đạo chụp ảnh buồng trứng hoặc siêu âm qua ổ bụng chụp ảnh vùng xương chậu.
 

Nếu phát hiện u nang buồng trứng trong quá trình siêu âm, bác sĩ yêu cầu siêu âm thêm để tiếp tục theo dõi u nang. Nếu bác sĩ nghi ngờ u nang là ung thư sẽ đề nghị xét nghiệm máu tìm kháng nguyên ung thư 125 (CA 125). Nồng độ CA 125 cao trong máu có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng.
 

Tuy nhiên, không phải ai có nồng độ CA 125 cao cũng bị ung thư buồng trứng. Một số tình trạng bệnh lý khác cũng có thể tạo ra mức CA 125 cao như nhiễm trùng vùng chậu, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, chu kỳ kinh nguyệt...
 

5. Điều trị u nang buồng trứng

Hầu hết các u nang buồng trứng tự biến mất mà không cần điều trị y tế. Trong trường hợp cần điều trị tùy thuộc vào kích thước và sự xuất hiện của u nang, triệu chứng. Các bác sĩ có thể đề xuất một trong các phương pháp điều trị:
 

- Theo dõi u nang và chờ xem nó tiến triển như thế nào mà không cần điều trị. Siêu âm vùng chậu thường xuyên để xem u nang có thay đổi về kích thước hoặc hình thức hay không.
 

- Đôi khi có thể bác sĩ khuyên dùng thuốc tránh thai. Uống thuốc tránh thai có thể không làm giảm kích thước của u nang nhưng giúp ngăn không để khối u trở nên tồi tệ hơn.
 

- Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật và loại bỏ u nang khi u lớn hoặc đang phát triển, dai dẳng và vẫn còn sau khi dùng thuốc, cản trở việc sinh con, gây ra các triệu chứng như đau hoặc có thể là u ác tính. Tùy thuộc vào loại u nang, bác sĩ sẽ tư vấn các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:
 

  • Cắt bỏ nang: Loại bỏ u nang nhưng không phải buồng trứng
  • Cắt bỏ buồng trứng: Loại bỏ buồng trứng cùng với u nang nhưng để lại buồng trứng còn lại nguyên vẹn.
  • Cắt tử cung toàn phần: Loại bỏ các u nang ác tính bằng cách cắt bỏ tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng, có thể cần phải hóa trị hoặc xạ trị sau đó.
     

6. Phòng ngừa u nang buồng trứng

Không thể ngăn ngừa u nang buồng trứng ở phụ nữ đang trong thời kỳ rụng trứng. U nang buồng trứng biến mất một cách tự nhiên mà không có các triệu chứng nghiêm trọng ở phụ nữ gần mãn kinh. Tuy nhiên, ở những phụ nữ có xu hướng tiếp tục phát triển u nang, bác sĩ có thể kê đơn biện pháp tránh thai nội tiết tố để ngừng rụng trứng bằng thuốc uống hoặc vòng tránh thai nội tiết tố để giúp giảm nguy cơ phát triển u nang mới.
 

Do đó, chị em phụ nữ cần thường xuyên đi khám phụ khoa. Sau khi điều trị u nang buồng trứng, nên đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ phụ khoa. Nên có chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất xơ và uống nhiều nước giúp giảm căng thẳng vùng bụng; Chườm ấm giúp giảm sưng và giảm đau u nang buồng trứng bằng cách cho phép các cơ được thư giãn; Tập thể dục thường xuyên để tốt cho chu kỳ kinh nguyệt.

 

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Mẹ bầu đau bụng trên có nguy hiểm không? Trường hợp nào nên nhập viện?
Mẹ bầu cần phải làm việc này hàng ngày để tránh thai lưu
Mẹ bầu đau bụng dưới: khi nào nguy hiểm và cách khắc phục
Băng huyết sau sinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
Mẹ bị nhiễm virus HPV có nên cho con bú không?
Sữa non cho bé và tác dụng tuyệt vời mà các mẹ cần biết
Những điều mẹ bầu cần biết nếu thai nhi nhỏ và nhẹ cân?
4 bệnh phụ khoa hay gặp sau sinh và cách giữ an toàn cho 'cô bé'
Khủng hoảng tâm lý khi mang thai – những điều tuyệt đối không nên lơ là
U nang nhầy buồng trứng có nguy hiểm?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  30/12/2024- Hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ, mẹ bầu nên biết
  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
Xem tất cả
Liên kết email