Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Mẹ bị nhiễm virus HPV có nên cho con bú không?
Ngày cập nhật:  29/05/2023 08:28:44
Nuôi con bằng sữa mẹ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ và cũng là một cách để mẹ kết nối với con. Nhưng nếu người mẹ bị nhiễm virus u nhú ở người (HPV) có thể cho con bú một cách an toàn không?

 

Virus HPV phổ biến đến mức hầu như tất cả những ai có hoạt động tình dục đều có khả năng bị nhiễm virus vào một thời điểm nào đó. 

Virus u nhú ở người (HPV) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục có liên quan đến một số loại ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung hậu môn, vòm họng... Phụ nữ cho con bú sữa mẹ lo lắng về việc lây lan virus sang trẻ sơ sinh qua sữa mẹ. Tuy nhiên, đối với hầu hết những người mẹ có HPV, việc cho con bú là an toàn và lợi ích vượt trội hơn bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào.
 

1. Nghiên cứu về nuôi con bằng sữa mẹ và virus HPV

Mẹ bị nhiễm virus HPV có nên cho con bú không? - Ảnh 2.

Không có kết quả nghiên cứu nào cho thấy phụ nữ bị nhiễm virus HPV nên tránh cho con bú.

Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, đến thời điểm hiện nay, không có kết quả nghiên cứu nào cho thấy phụ nữ bị nhiễm virus HPV nên tránh cho con bú, việc truyền virus HPV từ mẹ sang con qua việc cho con bú là rất khó xảy ra. 
 

Bác sĩ Tuấn Anh nhấn mạnh, lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ lớn hơn bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào. Trên thực tế, các kháng thể trong sữa mẹ có thể bảo vệ con khỏi nhiều bệnh tật và các biến chứng sức khỏe khác.
 

Cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả các chủng HPV đều dẫn đến ung thư. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào các chủng HPV "nguy cơ cao" có thể dẫn đến ung thư và các vấn đề về sức khỏe sau này. 
 

Một nghiên cứu năm 2011 ở Mỹ đã đánh giá 80 mẫu sữa mẹ được cung cấp bởi những bà mẹ bị nhiễm một trong những chủng HPV "nguy cơ cao". Con của những bà mẹ này đã được kiểm tra sự hiện diện của virus trong vật liệu di truyền xung quanh miệng và trong cổ tử cung. Một chủng HPV nguy cơ cao đã hiện diện trong hai mẫu sữa (2,5%), nhưng các nhà nghiên cứu không tìm thấy HPV ở những đứa trẻ tiếp xúc với loại sữa này. Kết quả này cho thấy rằng một số ít phụ nữ nhiễm HPV có thể truyền virus vào sữa, nhưng nguy cơ em bé bị nhiễm HPV từ sữa mẹ là cực kỳ thấp.
 

Một nghiên cứu năm 2012 đã đưa ra kết luận tương tự sau khi phân tích 40 mẫu sữa mẹ, qua đó đã tìm thấy virus có nguy cơ cao trong 6 mẫu nhưng nghiên cứu đánh giá không có khả năng có mối liên hệ giữa ung thư và sự lây truyền của nó. Một nghiên cứu khác năm 2017 không tìm thấy bằng chứng về việc lây truyền virus HPV từ mẹ sang con.
 

2. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Theo bác sĩ Tuấn Anh, khi cân nhắc việc cho con bú trong trường hợp nhiễm virus HPV thì nguy cơ lây truyền virus tiềm ẩn không phải là điều duy nhất cần nghĩ đến. Điều quan trọng là phải xem xét những lợi ích của việc cho con bú.
 

Trẻ bú sữa mẹ ít có khả năng bị viêm phổi, cảm lạnh hoặc virus đường hô hấp. Trẻ cũng ít có khả năng bị nhiễm trùng đường tiêu hóa như tiêu chảy. Trẻ bú sữa mẹ cũng giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
 

Nuôi con bằng sữa mẹ cũng mang lại lợi ích cả cho các bà mẹ. Nếu cho con bú sữa mẹ, mẹ có thể hồi phục sau khi sinh con nhanh hơn. Điều này đúng vì cơ thể mẹ giải phóng hormone oxytocin trong thời gian cho con bú. Oxytocin có tác dụng giúp tử cung trở lại kích thước bình thường và làm giảm chảy máu sau sinh.
 

Ngoài ra, các bà mẹ cho con bú có thể giảm nguy cơ ung thư vú, tử cung, buồng trứng và giảm nguy cơ phát triển các bệnh đái tháo đường type 2, viêm khớp dạng thấp, tăng huyết áp, cholesterol cao
 

3. Điều trị và phòng ngừa virus HPV

Mẹ bị nhiễm virus HPV có nên cho con bú không? - Ảnh 4.

Virus tiềm ẩn được sử dụng trong vaccine ngừa virus HPV sẽ không làm cho virus phát triển trong sữa mẹ và không lây truyền virus sang trẻ bú mẹ.


Không có cách chữa khỏi virus HPV, nhưng có thể điều trị nếu virus gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Hầu hết những người được chẩn đoán nhiễm virus HPV đều không có dấu hiệu và bệnh thường tự khỏi. Nếu HPV gây ra mụn cóc sinh dục, bác sĩ có thể kê đơn điều trị.
 

Thực hành tình dục an toàn làm giảm sự lây lan của virus, nhưng không phải là phương pháp phòng ngừa triệt để. Lựa chọn tốt nhất để ngăn ngừa HPV là tiêm vaccine chống lại virus. Bác sĩ Tuấn Anh khuyến nghị, nên tiêm vaccine với những bà mẹ từ 26 tuổi trở xuống đang cho con bú khi chưa được tiêm vaccine trước đó. Virus tiềm ẩn được sử dụng trong vaccine ngừa virus HPV sẽ không làm cho virus phát triển trong sữa mẹ và sẽ không lây truyền virus sang trẻ đang bú mẹ.
 

Cha mẹ cũng nên cân nhắc việc tiêm vaccine phòng HPV cho con cái cả bé trai và bé gái chống lại virus HPV trong độ tuổi từ 11 đến 12 tuổi.
 

Những phụ nữ lo lắng về nguy cơ phát triển virus HPV trong thời kỳ cho con bú nên đi khám để được tư vấn. Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, việc cho con bú mang lại những lợi ích sức khỏe lớn hơn những rủi ro có thể xảy ra liên quan đến việc tiếp xúc với virus HPV trong sữa mẹ.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Sữa non cho bé và tác dụng tuyệt vời mà các mẹ cần biết
Những điều mẹ bầu cần biết nếu thai nhi nhỏ và nhẹ cân?
4 bệnh phụ khoa hay gặp sau sinh và cách giữ an toàn cho 'cô bé'
Khủng hoảng tâm lý khi mang thai – những điều tuyệt đối không nên lơ là
U nang nhầy buồng trứng có nguy hiểm?
Tìm hiểu về bệnh pemphigus – bóng nước tự miễn ở phụ nữ mang thai
Những thời điểm an toàn để quan hệ sau khi đặt vòng tránh thai
Lý do quan hệ tình dục sớm làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung
Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
Những dấu hiệu trầm cảm trước khi sinh, mẹ bầu cần biết
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email