Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Khủng hoảng tâm lý khi mang thai – những điều tuyệt đối không nên lơ là
Ngày cập nhật:  22/05/2023 08:09:06
Khủng hoảng tâm lý khi mang thai là một trong số những vấn đề mà các mẹ bầu thường xuyên gặp phải, nó có nhiều nguyên nhân và dẫn đến những hệ quả trực tiếp tới thai nhi cũng như sức khỏe người phụ nữ.

 

 
 

Vấn đề khủng hoảng tâm lý khi mang thai đã trở thành một nỗi lo cho rất nhiều cặp vợ chồng trẻ. Khi bước vào thai kỳ cơ thể bắt đầu có những thay đổi rõ rệt. Không chỉ về hình dáng mà còn về tâm lý khiến cho mẹ bầu dễ rơi vào tình trạng tâm lý bị khủng hoảng.
 

Vậy khủng hoảng tiền sản là gì? Tình trạng này có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé? Hãy đọc bài viết bên dưới để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
 

Thế nào là khủng hoảng tâm lý khi mang thai?
 

Các mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi về cân nặng, số đo, những thói quen mới. Các điều này dễ khiến cho cuộc sống thường ngày của phụ nữ mới mang thai bị đảo lộn. Cùng với đó là sự điều tiết các loại hormon trong cơ thể tăng giảm bất thường khiến cho tâm lý chị em lúc nắng lúc mưa. Có đôi lúc họ sẽ có những phản ứng mãnh liệt đối với những sự việc rất bình thường.
 

khung hoang tam ly khi mang thai


Tất cả những cảm xúc bất thường trong thời gian mang thai chính là khủng hoảng tâm lý. Điều này khiến cho phụ nữ đang trong tình trạng này có những hành động khác thường. Thậm chí đôi lúc rất kỳ lạ, khó hiểu.
 

Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tâm lý khi mang thai
 

Những thay đổi của cơ thể chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng khủng hoảng tâm lý khi mang thai. Tuy nhiên, còn có rất rất nhiều lý do khác dẫn đến tình trạng này ở mẹ bầu. Dưới đây là một vài nguyên nhân gây trầm cảm tiền sản thường gặp.
 

1. Do thay đổi nội tiết tố nữ
 

Sự thay đổi nội tiết tố hay các hormone là nhân tố gây ảnh hưởng nhất gây khủng hoảng tâm lý khi mang thai. Lượng hormone thay đổi liên tục làm cho phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm và phản ứng mạnh hơn đối với các vấn đề dù là những vấn đề hết sức bình thường. Tâm trạng của phụ nữ vừa mang thai rất hay thay đổi cộng với việc phản ứng mạnh sẽ dễ dẫn đến trầm cảm tiền sản.
 

2. Do những thay đổi sinh lý – tâm lý
 

Sinh lý và tâm lý có mối quan hệ mật thiết và chặt chẽ với nhau. Khi một trong 2 gặp vấn đề thì chắc chắn bên còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng không kém. Các triệu chứng báo thai như nghén, buồn nôn, đau đầu, đau tức ngực, mệt mỏi, buồn ngủ, đầy hơi khó tiêu,… . Nếu xuất hiện khiến cho cơ thể các chị em mới có thai vô cùng khó chịu. Khi cuộc sống dễ chịu hằng ngày giờ lại trở thành những ngày chỉ biết tìm kiếm thông tin, xin lời chỉ dạy từ các dì, các bác. Chỉ mong làm thế nào để vượt qua những ngày này là điều không hề dễ chịu.
 

3. Do tâm trạng lo lắng, stress
 

Đứng trước bước ngoặt sắp trở thành mẹ của những thiên thần, hẳn người phụ nữ nào cũng sẽ cảm thấy bỡ ngỡ, hạnh phúc. Với mong muốn trở thành một người mẹ tốt cho con, chắc chắn rằng lo lắng là điều phải có. Nếu phụ nữ mang thai may mắn có được sự quan tâm, thấu hiểu của chồng, của gia đình, bạn bè thì những lo lắng này đều sẽ được tháo gỡ. Nếu không may mắn khi mẹ bầu không nhận được sự thấu hiểu và quan tâm của gia đình thì rất dễ gây khủng hoảng tâm lý khi mang thai.
 

khung hoang tam ly khi mang thai


Một trong những nỗi sợ lớn nhất của mẹ bầu chính là việc trải qua những cơn đau khi sinh bé. Theo như các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng cơn đau khi sinh em bé mà các mẹ phải trải qua là gần 57 đơn vị đau.Trong khi đó, cơ thể con người có thể chịu đựng được tối đa là 45 đơn vị đau mà thôi. Cơn đau này tương đương với việc một người bị gãy cùng lúc 20 cái xương sườn.
 

4. Tiền sử mắc các vấn đề về tâm lý
 

Tuy đây là nguyên nhân ít gặp nhưng các chị em không nên bỏ qua và xem thường. Nếu như bạn đã từng bị trầm cảm hoặc trong gia đình đã có người từng bị. Thì bạn cần chuẩn bị sẵn để không bị khủng hoảng tâm lý khi mang thai.
 

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng này cũng có liên quan đến một số yếu tố như:
 

  • Có tiền sử rối loạn lo âu, trầm cảm khi mang thai
  • Từng bị sảy thai và gặp phải các biến chứng thai kỳ khác
  • Từng chứng kiến người thân, bạn bè bị sảy thai, mất con sau khi sinh,…
  • Bản thân bị stress dai dẳng
  • Không chuẩn bị tâm lý vững vàng khi mang thai
  • Mang thai khi còn quá trẻ
     

Một số biểu hiện khủng hoảng tâm lý khi mang thai
 

Không chỉ mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai. Tất cả những người trong gia đình, đặc biệt là chồng nên quan tâm đến trạng thái của phụ nữ mang thai. Để tránh trường hợp bị khủng hoảng tâm lý đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là một số biểu hiện thường thấy của khủng hoảng tâm lý:
 

  • Tâm trạng buồn bã, thường xuyên bồn chồn hoặc chán nản
  • Dễ khóc và khóc nhiều lần
  • Thèm ăn vặt hoặc không ngon miệng khi ăn
  • Khó ngủ, hoặc ngủ quá nhiều
  • Suy nghĩ thiếu tập trung hoặc khó đưa ra quyết định
  • Có ý nghĩ về cái chết hoặc tự sát
  • Đau đầu, đau bụng thường xuyên
  • Xa lánh và không muốn gần gũi với gia đình, bạn bè
  • Không còn quan tâm đến các vấn đề mà bạn từng rất thích thú
  • Sụt cân nhanh chóng
  • Tăng cân đột ngột
  • Không muốn đi khám thai và làm theo những chỉ dẫn y tế dành cho bà bầu;
    Sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu và ma túy
     

khung hoang tam ly khi mang thai


Phòng tránh khủng hoảng tâm lý khi mang thai
 

Các biện pháp giúp mẹ bầu vượt qua khủng hoảng tâm lý trong thai kỳ:

  • Chia sẻ với bạn đời và người thân: Nếu phải đối mặt với nhiều áp lực và lo lắng, mẹ bầu nên chia sẻ với bạn đời, người thân hoặc bạn bè để giải tỏa tâm trạng. Tránh giữ trong lòng những cảm xúc tiêu cực khiến sức khỏe của cả mẹ và bé đều bị ảnh hưởng.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn: Thay vì nghĩ ngợi quá nhiều, nên ngủ đủ giấc và thư giãn với các hoạt động lành mạnh như nấu ăn, chăm sóc cây cối, sắp xếp lại nhà cửa, đọc sách, nghe nhạc,… Ngoài ra, mẹ cũng có thể tìm hiểu về cách xây dựng chế độ dinh dưỡng, bí quyết chăm sóc bé, lựa chọn nơi sinh nở,… Những hoạt động này vừa giúp mẹ trang bị kiến thức cần thiết vừa mang đến tinh thần thoải mái và lạc quan hơn.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: chế độ dinh dưỡng hợp lí; luyện tập thể dục, yoga; thư giãn, thiền, sử dụng trà thảo mộc,…
  • Tham gia lớp học tiền sản. Tham gia trị liệu tâm lý trước, trong và sau sinh.
     

Khủng hoảng tâm lý khi mang thai là tình trạng khó tránh khỏi ở mẹ bầu. Tuy nhiên nếu không biết cách vượt qua, cả mẹ và thai nhi sẽ gặp phải đối mặt với các ảnh hưởng nặng nề. Do đó, gia đình cần phải đặc biệt quan tâm đến tinh thần của phụ nữ mang thai.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
U nang nhầy buồng trứng có nguy hiểm?
Tìm hiểu về bệnh pemphigus – bóng nước tự miễn ở phụ nữ mang thai
Những thời điểm an toàn để quan hệ sau khi đặt vòng tránh thai
Lý do quan hệ tình dục sớm làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung
Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
Những dấu hiệu trầm cảm trước khi sinh, mẹ bầu cần biết
Những hành động tưởng vô hại của mẹ bầu nhưng khiến thai nhi dây rốn quấn cổ
Giải đáp: Làm thế nào khi vết mổ sau sinh bị cứng, đau, ngứa?
Phòng tránh sảy thai tự nhiên và những điều mẹ nào cũng cần biết
Sinh con bằng giác hút có ảnh hưởng gì đến trẻ hay không?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email