Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Tìm hiểu về bệnh pemphigus – bóng nước tự miễn ở phụ nữ mang thai
Ngày cập nhật:  03/05/2023 14:49:11
Pemphigoid hay còn gọi là bệnh bóng nước tự miễn, vảy nến thể mủ xuất hiện trong thời kì mang thai ở phụ nữ, đặc biệt trong giai đoạn ba tháng giữa và cuối thai kỳ.

 

 
 

Pemphigus là thuật ngữ Latin dùng để mô tả tình trạng nổi bóng nước ở da. Đây là một bệnh lý hiếm gặp. Tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng trên nhiều đối tượng khác nhau. Có một đối tượng đặc biệt cần được quan tâm nhiều hơn khi mắc bệnh lý này đó là phụ nữ mang thai. Vậy phụ nữ mang thai mắc bệnh bóng nước tự miễn có nguy hiểm không? Bệnh có gây ra những ảnh hưởng xấu cho thai nhi không?
 

Tìm hiểu về bệnh pemphigus ở phụ nữ mang thai
 

Pemphigus là bệnh lý tự miễn mắc phải. hi mắc bệnh lý này, trên người sẽ nổi các bóng nước ở thân mình, tay hoặc chân. Bóng nước có thể xuất hiện ở cả trong mắt, mũi miệng hay bô phận sinh dục.
 

Nữ giới thường dễ mắc bệnh hơn so với nam giới. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể phát triển bệnh bóng nước tự miễn.Khi bệnh pemphigus xuất hiện ở phụ nữ mang thai thì nó còn gọi là herpes thai kỳ. Mặc dù có tên gọi là herpes thai kỳ nhưng bệnh không có liên quan gì đến vi rút herpes. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khi mang thai. Đặc biệt là trong ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ.
 

pemphigus


Tỷ lệ xuất hiện pemphigus ở phụ nữ mang thai rất hiếm. Nó nằm trong khoảng 1/40.000 người, có nghĩa trong 40.000 người phụ nữ mang thai thì chỉ có 1 người mắc pemphigus. Khi mắc bệnh thì người mẹ xuất hiện các bóng nước đầu tiên ở bụng và thân mình. Sau đó các bóng nước nhanh chóng lan khắp toàn thân.
 

Biểu hiện của bệnh bóng nước tự miễn ở mẹ bầu
 

Biểu hiện bệnh pemphigus ở phụ nữ mang thai cũng là phát ban và nổi bóng nước. Tuy nhiên chúng có điểm khác với người không mang thai đó là:
 

  • Bắt đầu người mẹ sẽ cảm giác ngứa dữ dội ở vùng bụng và thân mình
  • Từ những vùng ngứa sẽ xuất hiện ban đỏ ở trên da giống như nổi mày đay
  • Sau vài ngày ban đỏ lan rộng dần và xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti ở trên bề mặt. Các mụn nước mọc thành chùm giống biểu hiện bệnh herpes nên có tên gọi herpes thai kỳ.
  • Các mụn nước bắt đầu liên kết với nhau tạo thành bóng nước to.
  • Bóng nước lan dần từ bụng ra thân mình, lưng, mông hay cánh tay. Mặt, da đầu, lòng bàn tay hay lòng bàn chân thường không bị ảnh hưởng. Một số ít trường hợp bóng nước nổi ở vùng âm hộ hay âm đạo.
  • Bóng nước vỡ sẽ tạo thành những vết trợt màu hồng và không để lại sẹo.
     

pemphigus


Một số biện pháp kiểm soát pemphigus
 

Hiện nay nguyên nhân gây ra bệnh pemphigus ở phụ nữ mang thai vẫn chưa được hiểu rõ. Vì vậy chưa có phương pháp giúp chữa khỏi dứt điểm bệnh pemphigus. Khi khởi phát bệnh, cần có sự phối hợp giữa bác sĩ da liễu và bác sĩ sản khoa để đưa ra các biện pháp điều trị với mục đích:
 

  • Giảm ngứa, làm lành các bóng nước.
  • Ngăn ngừa hình thành bóng nước mới.
  • Hạn chế nhiễm trùng da.
  • Đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
     

pemphigus


Khi nổi các bóng nước do pemphigus, phụ nữ mang thai sẽ được xử lý như sau:
 

  • Tắm nước ấm và sử dụng kem làm mềm da có tác dụng giảm ngứa.
  • Sử dụng thuốc sát khuẩn bôi tại chỗ đối với các vết trợt sau khi bóng nước vỡ.
  • Đối với các bóng nước lớn thì có thể chích xẹp để giảm bớt sự khó chịu.
     
  • Sử dụng corticoid dạng bôi tại chỗ hay uống toàn thân là phương pháp điều trị chính. Corticoid giúp kháng viêm, nhanh lành các bóng nước cũ và ngăn ngừa nổi bóng nước mới. Tuy nhiên tác dụng phụ của corticoid khá nhiều nếu sử dụng liều cao và trong thời gian dài. Trong trường hợp chỉ nổi một vài bóng nước thì dùng thuốc mỡ chứa corticoid bôi lên bóng nước. Còn đối với trường hợp nổi bóng nước khắp toàn thân thì bác sĩ sẽ kê toa thuốc corticoid uống.
     

Bệnh pemphigus gây ra một số ảnh hưởng nhất định trên cả mẹ lẫn thai nhi. Vì vậy khi khởi phát bệnh cần có chế độ chăm sóc phù hợp và theo dõi sát sao.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Những thời điểm an toàn để quan hệ sau khi đặt vòng tránh thai
Lý do quan hệ tình dục sớm làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung
Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
Những dấu hiệu trầm cảm trước khi sinh, mẹ bầu cần biết
Những hành động tưởng vô hại của mẹ bầu nhưng khiến thai nhi dây rốn quấn cổ
Giải đáp: Làm thế nào khi vết mổ sau sinh bị cứng, đau, ngứa?
Phòng tránh sảy thai tự nhiên và những điều mẹ nào cũng cần biết
Sinh con bằng giác hút có ảnh hưởng gì đến trẻ hay không?
Ra máu khi mang thai nguy hiểm như thế nào cho thai nhi?
10 sai lầm thường gặp trong thời gian ở cữ
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email