Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Thai nhi 3 tuần tuổi: Kích thước như thế nào, phát triển ra sao?
Ngày cập nhật:  06/01/2022 14:42:01
Thai nhi 3 tuần tuổi vẫn còn là giai đoạn rất sớm của quá trình mang thai, tuy nhiên bạn có thể cảm nhận được các dấu hiệu mang thai.

 

Dấu hiệu nhận biết thai nhi 3 tuần tuổi

thai nhi 3 tuan tuoi


Chảy máu âm đạo

Nếu phôi thai nhỏ đã đến được với tử cung và làm tổ ,bạn có thể thấy âm đạo xuất ra máu lốm đốm.

Buồn nôn

Khi hormone thai kỳ hCG bắt đầu tăng lên, bạn có thể nhận thấy một số cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa. Tùy vào thể trạng mà mỗi phụ nữ sẽ trải qua hiện tượng ốm nghén khác nhau, có người bị ốm nghén nặng ngay từ những tháng mang thai đầu trong khi một số mẹ bầu khác lại không găp quá nhiều vất vả đối với tình trạng này.

Thay đổi ở ngực mẹ bầu

Ngực của phụ nữ mang thai có thể bắt đầu đau và núm trở nên sậm màu hơn thâm đen do cơ thể bạn bắt đầu chuẩn bị cho quá trình tạo sữa.

Thai nhi 3 tuần tuổi siêu âm có thấy không?


thai nhi 3 tuan tuoi

Đây là thắc mắc của không ít phụ nữ, theo các chuyên gia, khi thực hiện siêu âm thai 3 tuần, bạn vẫn chưa thể thấy được gì do lúc này này bé còn rất nhỏ (cỡ 1 hạt gạo mà thôi).

Thai nhi 3 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Mặc dù mẹ có thể không cảm thấy được mình đã mang thai chưa, nhưng chắc chắn lúc này một em bé đang lớn và phát triển bên trong mẹ. Mặc dù chỉ là thai nhi 3 tuần tuổi, nhưng bé lúc này đang phát triển hết sức mình.

Trứng đã thụ tinh sẽ trải qua một quá trình phân chia tế bào. Khoảng 30 giờ sau khi thụ tinh, trứng sẽ chia thành hai tế bào, sau đó bốn tế bào, sau đó tám và tiếp tục phân chia đến khi di chuyển từ ống dẫn trứng vào tử cung. Khi đến tử cung, nhóm tế bào này sẽ trông giống như một quả bóng nhỏ và được gọi là phôi thai.

Các phôi sẽ trở nên rỗng và chứa đầy chất lỏng, được biết đến như là một túi phôi. Sau đó các phôi nang sẽ tự gắn vào nội mạc tử cung. Điều này được gọi là cấy ghép. Cấy ghép trong tử cung sẽ tạo ra một kết nối thiết yếu: nội mạc tử cung sẽ cung cấp chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải cho phôi đang phát triển. Theo thời gian, vùng cấy ghép này sẽ phát triển thành nhau thai.

Phụ nữ mang thai 3 tuần nên ăn gì?


thai nhi 3 tuan tuoi


Khi có thai 3 tuần, phụ nữ mang thai nên tập trung vào việc lựa các loại thực phẩm có nhiều canxi và sắt để giúp cơ thể tạo ra lượng máu cần thiết cho quá trình mang thai.

Nếu bạn buồn nôn hoặc nôn mửa do ốm nghén, hãy thử pha trà gừng, uống một ít nước canh súp hoặc ăn một quả chuối. Ngay cả kem, sữa chua cũng là lựa chọn thú vị để bạn bổ sung canxi, protein mà cũng vừa đem đến sự ngon miệng. Bên cạnh đó, bạn hãy ăn kèm thêm các loại hạt tốt cho bà bầu nhằm đem đến những chất dinh dưỡng cần thiết khác.

Cuối cùng, phụ nữ mang thai 3 tuần nên uống đủ nước cũng như bổ sung vitamin cho bà bầu, từ đó giúp cho quá trình mang thai của bạn diễn ra suôn sẻ nhất.


Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Tăng thân nhiệt khi mang thai: Nhiệt độ cơ thể khi mang thai là bao nhiêu?
8 lý do bạn không nên can thiệp chuyển dạ sớm
Giải đáp thắc mắc nên hay không nên kiêng tắm sau sinh
U xơ tử cung có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị hiện nay
Các phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Bệnh viêm loét đại tràng ảnh hưởng thế nào đến thai kỳ?
Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
Bệnh thủy đậu khi mang thai, nguy hiểm thế nào?
Nguy cơ sinh non ở những phụ nữ mang thai bị nhiễm COVID-19 nặng
Phù chân khi mang thai có phải là một dấu hiệu bất thường không?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email