Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Giải đáp thắc mắc nên hay không nên kiêng tắm sau sinh
Ngày cập nhật:  11/12/2021 09:40:14
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề kiêng tắm sau sinh.

 

Kiêng tắm sau sinh Đối với các mẹ sinh thường Để đảm bảo vấn đề vệ sinh thân thể đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm sau sinh cho cả mẹ và bé, các mẹ sinh thường không nên kiêng tắm quá lâu. Ngay sau khi sinh từ 1-2 ngày, mẹ có thể tắm gội nhanh bằng vòi sen với nước ấm. Trên thực tế, tắm dưới vòi sen hoặc ngâm vùng kín trong nước ấm có thể giúp mẹ sau sinh thư giãn cũng như giảm đau hiệu quả. Nguyên nhân là bởi vì sau khi trải qua ca sinh thường, âm đạo, phần đáy chậu, tầng sinh môn có khả năng bị tổn thương gây đau rát. Vì thế, mẹ sau sinh nên lưu ý vệ sinh khu vực vùng kín cẩn thận với nước ấm và dung dịch vệ sinh rồi lau khô ngay sau đó. 

 

Kiêng tắm sau sinh

Đối với các mẹ sinh thường

kieng tam sau sinh


Để đảm bảo vấn đề vệ sinh thân thể đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm sau sinh cho cả mẹ và bé, các mẹ sinh thường không nên kiêng tắm quá lâu. Ngay sau khi sinh từ 1-2 ngày, mẹ có thể tắm gội nhanh bằng vòi sen với nước ấm. Trên thực tế, tắm dưới vòi sen hoặc ngâm vùng kín trong nước ấm có thể giúp mẹ sau sinh thư giãn cũng như giảm đau hiệu quả.

Nguyên nhân là bởi vì sau khi trải qua ca sinh thường, âm đạo, phần đáy chậu, tầng sinh môn có khả năng bị tổn thương gây đau rát. Vì thế, mẹ sau sinh nên lưu ý vệ sinh khu vực vùng kín cẩn thận với nước ấm và dung dịch vệ sinh rồi lau khô ngay sau đó. Theo các bác sĩ chuyên khoa, me nên vệ sinh vùng kín ít nhất 3 lần/ngày hoặc nhiều hơn nếu sản dịch ra nhiều và lưu ý thay băng vệ sinh sau mỗi 2 – 3 giờ.

Trong trường hợp bị rạch tầng sinh môn, mẹ cũng đừng quá lo lắng bởi vì chỉ khâu sẽ tự tiêu trong khoảng thời gian 2 tuần. Bởi vậy nên, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế về phương pháp chăm sóc tầng sinh môn đúng cách.

Lưu ý: Trong trường hợp bạn cảm thấy đau nhiều hơn, dịch âm đạo ra nhiều, có mùi hôi, vùng kín sưng đau phù nề hay có bất kỳ vấn đề sức khỏe khác thường nào khác sau sinh, hãy ngay lập tức đi khám phụ khoa để có thể được điều trị kịp thời.

Đối với các mẹ sinh mổ

kieng tam sau sinh

Sau khi sinh mổ, mẹ có thể bị đau trong vài tuần, thậm chí kéo dài vài tháng. Phụ thuộc vào tình trạng vết mổ mà bạn có thể tắm khi cảm thấy khỏe. Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện nay vết rạch sinh mổ thường được băng bằng băng vô trùng nhằm giúp giữ cho vết thương không bị nhiễm khuẩn. Bởi vậy, mẹ có thể tắm mà không lo nước dính vào vết mổ gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Gội đầu không gây ảnh hưởng gì đến vết mổ tuy nhiên mẹ sẽ gặp khó khăn khi gội bởi vết thương sẽ đau mỗi khi cử động. Vì thế nên cách tốt nhất là hãy nhờ người thân hoặc dịch vụ gội đầu và sấy khô tóc giúp.

Trong trường hợp chưa thể tắm được, mẹ nên sử dụng khăn sạch và nước ấm lau sạch người 2 lần/ngày, vệ sinh vùng kín 2 – 3 lần/ngày bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh. Mẹ nên lưu ý rằng tuyệt đối không bôi bất cứ thứ gì lên vết mổ nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

Nếu như mẹ bị sốt, đau, sưng quanh vết mổ hoặc cảm thấy choáng váng…, hãy báo cho các bác sĩ chuyên khoa biết ngay lập tức.

Bên cạnh kiêng tắm sau sinh, mẹ cần lưu ý những gì?

kieng tam sau sinh

Trên thực tế, dù sinh thường hay sinh mổ thì bạn cũng có sản dịch (tương tự như kinh nguyệt) diễn ra trong khoảng 6 tuần sau sinh. Bởi vậy, ngoài việc không nên kiêng tắm sau sinh, bạn vệ sinh vùng kín cẩn thận.

  • Khi đi vệ sinh: Nếu đi tiểu khiến vết rạch tầng sinh môn cảm thấy đau rát, mẹ có thể xối nước nhẹ nhàng để giảm đau rát, tránh nước tiểu hay phân dính vào vết thương. Sau đó hãy sử dụng nước rửa sạch, dùng giấy vệ sinh hay khăn mềm, khô sạch thấm khô.

  • Vệ sinh vùng kín: Sau khi xuất viện về nhà, hãy sử dụng nước ấm và dung dịch vệ sinh để vệ sinh vùng kín tối thiểu ngày 3 lần. Bạn nên lau khô, thay mới băng vệ sinh thường xuyên để tránh tình trạng hăm, viêm nhiễm cũng như nấm ngứa.

Đối với các mẹ vừa trải qua ca sinh mổ, bạn có thể cần phải cắt chỉ vết mổ. Nếu như sinh mổ lần đầu tiên, bạn có thể được cắt chỉ sau ca mổ khoảng 5 ngày. Còn các mẹ sinh mổ lần 2, bạn có thể cắt chỉ sau 7 – 8 ngày. Khi đó, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế cắt chỉ.


Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
U xơ tử cung có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị hiện nay
Các phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Bệnh viêm loét đại tràng ảnh hưởng thế nào đến thai kỳ?
Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
Bệnh thủy đậu khi mang thai, nguy hiểm thế nào?
Nguy cơ sinh non ở những phụ nữ mang thai bị nhiễm COVID-19 nặng
Phù chân khi mang thai có phải là một dấu hiệu bất thường không?
Bà bầu huyết áp thấp cần lưu ý những gì để không ảnh hưởng đến thai nhi?
Chứng đầu bẹp ở trẻ sơ sinh - Lời khuyên cho cha mẹ
Ốm nghén song thai có khiến bà bầu mệt mỏi gấp đôi hay không?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email