Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Tăng thân nhiệt khi mang thai: Nhiệt độ cơ thể khi mang thai là bao nhiêu?
Ngày cập nhật:  03/01/2022 09:32:23
Thân nhiệt tăng khi mang thai là việc hết sức bình thường, tuy nhiên, nếu tăng quá cao thì có thể gây nguy hại cho sự phát triển của bé.

 

 

Nhiệt độ cơ thể khi mang thai

tang than nhiet khi mang thai

Nhiệt độ cơ thể thường có sự khác biệt đối với từng độ theo. Ở người trưởng thành, nhiệt độ cơ thể sẽ dao động trong khoảng 36,1 đến 37,2°C. Nhưng thân nhiệt của phụ nữ mang thai thường cao hơn bình thường khoảng 0,5°C. Nhiệt độ cơ thể bà bầu sẽ dao động trong khoảng 36,9 – 37,2°C.

Trên thực tế, bà bầu cảm thấy nóng hoặc nhiệt độ cơ thể tăng, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ vẫn nên chú ý theo dõi nhiệt độ cơ thể.

Nhiệt độ cơ thể cao hơn 37,5°C tức là bà bầu bị sốt. Trong trường hợp bà bầu sốt trên 38°C thì có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi, lkhiến nguy cơ sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh, nhiễm khuẩn huyết thai kỳ…tăng cao.

Nguyên nhân tăng thân nhiệt khi mang thai


tang than nhiet khi mang thai

Trong những tháng đầu mang thai, thân nhiệt tăng là bởi sự thay đổi của nội tiết tố. Bên cạnh tăng nhiệt độ cơ thể, nó còn dẫn tới các biểu hiện khác như ốm nghén.

Hơn nữa, tăng thân thiệt cũng có thể liên quan đến những thay đổi của cơ thể mẹ để nuôi dưỡng thai nhi:

  • Khi mang thai, cơ thể sẽ cần nhiều máu hơn để có thể mang dinh dưỡng và oxy tới thai nhi. Điều này sẽ khiến các mạch máu mở rộng đồng thời di chuyển đến bề mặt da làm cho thân nhiệt tăng cao. Ở tuần thai 34, lượng máu trong cơ thể mẹ bầu có thể tăng tới 50%.

  • Tim của mẹ bầu phải hoạt động mạnh và bơm máu nhiều hơn trong suốt thai kỳ. Cho tới tuần thai thứu 8, tim đã phải phải hoạt động hơn 20% công suất. Tim hoạt động mạnh sẽ khiến sự trao đổi chất tăng cũng như khiến cho nhiệt độ cơ thể mẹ tăng nhẹ.

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể hấp thụ cả nhiệt độ cơ thể thai nhi tỏa ra. Vì thế, mẹ có thể cảm thấy nóng hơn so với bình thường.

Một số lưu ý để giữ thân nhiệt ổn định

tang than nhiet khi mang thai

Nhiệt độ cơ thể tăng là phổ biến và không có gì đáng lo trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu tiên mang thai mẹ bầu vẫn cần chú ý đến thân nhiệt, tránh tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng quá cao. Nguyên nhân là bởi thân nhiệt tăng quá cao có thể làm gián đoạn sự phát triển của các protein quan trọng, khiến nguy cơ sảy thai cao hơn. Bên cạnh đó, nhiệt độ cơ thể tăng quá cao khi mang thai còn có thể gây rối loạn quá trình hình thành não và cột sống của thai nhi, dẫn đến dị tật bẩm sinh.

Dưới đây là một số lưu ý giúp mẹ có thể tránh khỏi tình trạng thân nhiệt tăng quá cao:

  • Không ở những nơi có nhiệt độ cao như nhà bếp trong thời gian dài.
  • Mẹ bầu nên hạn chế ra ngoài vào thời điểm nắng nóng hoặc những ngày thời tiết oi bức.
  • Khi tắm, không nên sử dụng nước quá nóng hoặc ngâm bồn tắm nước nóng trong thời gian quá lâu.
  • Không nên đi đến phòng xông hơi khi đang mang thai.
  • Hãy sử dụng điều hòa vào những ngày thời tiết nóng.
  • Bà bầu không nên tập thể dục quá mạnh, cũng không nên tập ngoài trời vào thời điểm nắng nóng hoặc tập trong phòng kín. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không nên tập yoga nóng.
  • Sử dụng ga trải giường được bằng chất liệu thoáng mát và chỉ trải 1 lớp mỏng.
  • Mẹ bầu nên lưu ý không đắp chăn hoặc để gối quá nhiều khi ngủ.
  • Hãy lựa chọn quần áo cho bà bầu bằng vải cotton thấm hút mồ hôi, rộng rãi, thoáng mát.
  • Chú ý uống đủ nước. Như vậy sẽ giúp giữ ẩm cho cơ thể cũng như rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
  • Không sử dụng thức uống chứa nhiều caffeine như trà, cà phê…
  • Tránh ăn các món cay nóng.


Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Giải đáp thắc mắc nên hay không nên kiêng tắm sau sinh
U xơ tử cung có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị hiện nay
Các phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Bệnh viêm loét đại tràng ảnh hưởng thế nào đến thai kỳ?
Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
Bệnh thủy đậu khi mang thai, nguy hiểm thế nào?
Nguy cơ sinh non ở những phụ nữ mang thai bị nhiễm COVID-19 nặng
Phù chân khi mang thai có phải là một dấu hiệu bất thường không?
Bà bầu huyết áp thấp cần lưu ý những gì để không ảnh hưởng đến thai nhi?
Chứng đầu bẹp ở trẻ sơ sinh - Lời khuyên cho cha mẹ
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email