Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Ngày cập nhật:  31/05/2021 08:04:40
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý phổ biến ở phụ nữ mang thai, khiến mẹ gặp phải nhiều biến chứng sức khỏe như tăng huyết áp hoặc băng huyết sau sinh. Vậy tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
 

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng phổ biến mà nhiều thai phụ gặp phải trong thời gian mang thai từ khoảng tuần thai thứ 24 trở đi. Tiểu đường thai kỳ type 1 có thể kiểm soát bằng chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục hợp lý. Còn đối với tiểu đường thai kỳ type 2, thai phụ thường phải dùng đến insulin hoặc các loại thuốc khác để điều trị bệnh. Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi rất nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?

Thai nhi tăng trưởng quá mức

tieu duong thai ky anh huong den thai nhi

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ khiến lượng glucoso tích tụ lại và chuyển tới thai nhi nhiều hơn, kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng khiến thai nhi bị to hơn bình thường.

Như vậy, mẹ bầu sẽ gặp khó khăn rất lớn khi sinh nở, bé dễ bị chấn thương khi sinh.

Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh

Tiểu đường thai kỳ gây ra nguy cơ bị hạ đường huyết đối với thai nhi. Nguyên nhân chính thường là do gan của thai không đáp ứng với glucagon dẫn tới tình trạng không thể sản sinh glucose từ gan.

Suy hô hấp

tieu duong thai ky anh huong den thai nhi

Trước đây, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi gây suy hô hấp và dẫn tới tử vong. Đây đã từng là nguyên nhân tử vong hàng đầu của thai nhi. Tuy nhiên, hiện nay, nhờ có các thiết bị đánh giá độ trưởng thành phổi của thai nhi mà các bác sĩ có thể can thiệp thành công.

Tăng hồng cầu

Đây cũng là một tình trạng phổ biến khi bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi.

Vàng da sơ sinh



Những đứa trẻ được sinh ra từ mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ rất dễ xảy ra tình trạng tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh.

Ảnh hưởng sức khỏe trong quá trình phát triển

Những đứa trẻ có mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì, tiểu đường type 2, rối loạn tâm thần- vận động hơn so với những đứa trẻ bình thường khác.

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ dành cho mẹ bầu

  • Luôn cảm thấy khát nước
  • Khô miệng
  • Mệt mỏi kéo dài
  • Đói và ăn nhiều hơn
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu có mùi lạ
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Vết thương khó lành

tieu duong thai ky anh huong den thai nhi

Đặc điểm của các mẹ bầu dễ mắc tiểu đường thai kỳ

  • Có chỉ số BMI trên 30: béo phì, thừa cân
  • Thai phụ tuổi cao (trên 35 tuổi)
  • Có tiền sử tiểu đường trong lần mang thai trước
  • Từng bị thai lưu trong 3 tháng cuối thai kỳ
  • Từng sinh con nặng hơn 4,5 kg
  • Có người thân trong gia đình bị tiểu đường


Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
U nang buồng trứng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Sinh đa thai là gì? Những điều mà mẹ cần biết về sinh đa thai?
Tác hại của khói thuốc lá đối với bà bầu và thai nhi
Viêm âm đạo và những biến chứng ảnh hưởng đến sinh sản
Băng huyết sau sinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
97% trẻ không hợp sữa có 1 trong 5 dấu hiệu sau, nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ
Bệnh rubella ở trẻ: Những điều mà cha mẹ cần lưu ý!
Phụ nữ mang thai bị liệt dây thần kinh số 7 thì nên làm gì?
Nước ối đục có sao không? Gây nguy hiểm cho thai nhi như thế nào?
Viêm da cơ địa khi mang thai và cách điều trị an toàn, mau khỏi
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email