Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
97% trẻ không hợp sữa có 1 trong 5 dấu hiệu sau, nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ
Ngày cập nhật:  20/05/2021 08:31:51
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của AMCO, có đến 80% mẹ được phỏng vấn thừa nhận con mình từng có dấu hiệu không hợp sữa, trong đó có đến 97% trẻ có 1 trong 5 dấu hiệu phổ biến.

Không hợp sữa: Biểu hiện phổ biến khiến mẹ dễ bỏ qua

Báo cáo mới đây nhất của công ty Tư Vấn và Nghiên Cứu Thị Trường Anh Mỹ (AMCO) về sữa công thức và vấn đề không dung nạp sữa ở trẻ đã chỉ ra rằng táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, không chịu uống sữa và không tăng cân là 5 biểu hiện của tình trạng không hợp sữa. Với 97% trẻ không hợp sữa từng có ít nhất 1 trong 5 dấu hiệu trên.

97% trẻ không hợp sữa có 1 trong 5 dấu hiệu sau, nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ - Ảnh 1.

Theo Báo cáo nghiên cứu thị trường của Công ty Tư Vấn & Nghiên Cứu Thị Trường Anh Mỹ & thực hiện.


Theo Bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt - Bác sĩ Chuyên khoa I, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng TP.HCM, "Các dấu hiệu không hợp sữa kể trên tuy phổ biến nhưng lại là những triệu chứng thông thường của nhiều vấn đề sức khỏe khác thường gặp ở trẻ nhỏ. Phụ huynh thường tập trung giải quyết các triệu chứng này mà bỏ quên vấn đề gốc. Đó là có thể con chưa hợp với một loại thức ăn nào đó, trong đó phổ biến nhất là không hợp với loại sữa đang uống."

Chị Thùy Vân (Q.3, TP. HCM) - người tham gia khảo sát - chia sẻ thêm: "Ngày trước thấy con bị tiêu chảy, hay ho hen, ốm vặt mình chỉ nghĩ đơn giản là thể trạng bé nhạy cảm, dễ ốm bệnh, cũng đi khám rồi uống thuốc thôi. Không ngờ đây lại là dấu hiệu của việc không hợp sữa".

Không hợp sữa ảnh hưởng đến tầm vóc và trí tuệ của trẻ

Việc bố mẹ không điều trị từ gốc của tình trạng không hợp sữa sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ phải tiếp tục sử dụng một nguồn dinh dưỡng không phù hợp trong thời gian dài, ảnh hưởng đến sức đề kháng và hệ tiêu hoá. Cơ thể trẻ vì thế cũng không hấp thu tối ưu các dưỡng chất giúp phát triển tối đa về chiều cao, cân nặng, cũng như trí tuệ sau này.

Bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt nhấn mạnh: "Những năm đầu đời là giai đoạn vàng để tối đa tiềm năng phát triển của trẻ, vì đây là thời điểm cơ thể trẻ tăng trưởng thần tốc để hoàn thiện chiều cao, cân nặng, não bộ, và cả sức đề kháng. Quá trình này sẽ chậm dần qua từng năm nên nếu bỏ lỡ thời điểm vàng để cung cấp nguồn dinh dưỡng tối ưu thì bố mẹ sẽ chẳng thể quay ngược thời gian".

Các mẹ tham gia khảo sát cũng nhận thức được nguy cơ này với 98% mẹ đồng ý "Không hợp sữa sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ". Trong đó lo ngại lớn nhất là nguy cơ trẻ không tăng cân (38,5%) và rối loạn tiêu hoá (26,6%).

97% trẻ không hợp sữa có 1 trong 5 dấu hiệu sau, nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ - Ảnh 2.

Theo Báo cáo nghiên cứu thị trường của Công ty Tư Vấn & Nghiên Cứu Thị Trường Anh Mỹ & thực hiện.


Nguyên nhân của tình trạng không hợp sữa và lời giải

Không hợp sữa có thể được lý giải cụ thể hơn là cơ thể trẻ đang không hợp, dẫn đến không hấp thu được một hoặc một số thành phần trong sữa nên mới "biểu tình" ra ngoài bằng các dấu hiệu bệnh. Một loại sữa không hợp có thể được ví như một mảnh ghép lỗi vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Phụ huynh cần hiểu rõ yếu tố không hợp ở đây là gì để có giải pháp tốt nhất

TS.BS Trương Hồng Sơn - Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam - phân tích sâu hơn về cách lựa chọn sữa cho trẻ: "Tuỳ thuộc vào nhu cầu năng lượng và thể trạng của trẻ ở những lứa tuổi khác nhau mà chúng ta sẽ lựa chọn các loại sữa phù hợp. Khi trẻ dưới 2 tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất. Nhưng khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm, chúng ta phải bổ sung thêm các nguồn dinh dưỡng khác trong khẩu phần ăn, trong đó sữa là thực phẩm lý tưởng nhất sau sữa mẹ."

97% trẻ không hợp sữa có 1 trong 5 dấu hiệu sau, nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ - Ảnh 3.


Bên cạnh đó, trẻ em tại mỗi quốc gia có một thể trạng đặc thù mà chúng ta thường gọi là cơ địa. Thể trạng này được cộng hưởng từ những yếu tố như thổ nhưỡng, môi trường sống, điều kiện và thói quen sinh hoạt…; từ đó hình thành nên nhu cầu dinh dưỡng riêng của mỗi quốc gia cũng như từng cá thể.

Lấy ví dụ tại Việt Nam, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn ở mức 19,9%; tỷ lệ thiếu các vi chất cần thiết như sắt, kẽm, vitamin D đều cao trên 50%, gấp nhiều lần so với trẻ em các nước phương Tây. Như vậy, dinh dưỡng cho trẻ em Việt cần tập trung vào việc giải quyết bài toán này, trong khi đây chỉ là vấn đề thứ yếu với trẻ em phương Tây.

 

"Các sản phẩm nước ngoài tuy tốt nhưng được xây dựng công thức từ thể trạng trẻ em nước họ. Ví dụ như các quốc gia phát triển không có tình trạng thiếu máu nhiều như nước ta nên không có lý do để đưa nhiều sắt vào sữa. Quan trọng là phải xây dựng được công thức tốt nhất cho đối tượng trẻ em Việt Nam" - TS.BS Trương Hồng Sơn chia sẻ thêm.

Lời nhắc nhở cho mẹ Việt

Cũng trong báo cáo của AMCO, đã có 98% mẹ đồng ý "không hợp sữa là do sữa đang dùng chưa phù hợp với thể trạng của bé" và 98% mẹ khẳng định sẽ đổi sữa cho con khi gặp trường hợp không hợp sữa. Đây chính là dấu hiệu tích cực cho thấy các mẹ Việt đã dần hiểu tầm quan trọng của việc chọn sữa đúng nhu cầu của con và sẵn sàng thay đổi để tối ưu chế độ dinh dưỡng.

97% trẻ không hợp sữa có 1 trong 5 dấu hiệu sau, nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ - Ảnh 4.

Theo Báo cáo nghiên cứu thị trường của Công ty Tư Vấn & Nghiên Cứu Thị Trường Anh Mỹ & thực hiện.


Báo cáo với những con số đáng suy ngẫm về tình trạng dinh dưỡng của trẻ đã trở thành lời nhắc nhở cụ thể nhất cho các bà mẹ Việt. Bởi chỉ khi chọn được loại sữa hợp bụng, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng đặc thù thì bé mới có thể phát triển tối ưu. Đồng thời, báo cáo này cũng đặt ra một câu hỏi còn bỏ ngỏ: Tìm đâu một nguồn dinh dưỡng chất lượng cao "đo ni đóng giày" cho các con?

tri thuc tre
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bệnh rubella ở trẻ: Những điều mà cha mẹ cần lưu ý!
Phụ nữ mang thai bị liệt dây thần kinh số 7 thì nên làm gì?
Nước ối đục có sao không? Gây nguy hiểm cho thai nhi như thế nào?
Viêm da cơ địa khi mang thai và cách điều trị an toàn, mau khỏi
Bổ sung sắt trước mang thai có nên không? Bao nhiêu là đủ?
Những hành động tưởng vô hại của mẹ bầu nhưng khiến thai nhi dây rốn quấn cổ
Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm có thai được không?
Hiểm hoạ rình rập mẹ bầu và thai nhi với chứng hở eo cổ tử cung khi mang thai
Dấu hiệu chuyển dạ chuẩn nhất, mẹ bầu cần lưu ý khi sắp đến ngày sinh
HỎI - ĐÁP VỀ CÁC VẤN ĐỀ TRONG SÀNG LỌC TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email