Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Trẻ mới lớn và cách vệ sinh ngày “đèn đỏ”
Ngày cập nhật:  25/03/2011 13:01:26
Đối với các em gái tuổi dậy thì thường đến sớm hơn so với bé trai từ 1-2 năm. Dấu hiệu đầu tiên để biết mình đã thành thiếu nữ là xuất hiện hành kinh - đèn đỏ.


Giai đoạn này, trẻ rất lo lắng, ngại ngùng, bối rối khi thấy máu chảy ở vùng kín. Trẻ thường lúng túng khi xử lý tình huống mỗi khi đến tháng. Việc thiếu hiểu biết của nhiều trẻ dẫn tới những hậu quả xấu cho sức khỏe như viêm âm hộ, suy sinh dưỡng… Vậy phải làm gì đây? Trước hết, các em phải xác định được đó là chuyện sinh lý bình thường và phải đón nhận nó hằng tháng trong suốt một thời gian dài. Vì thế việc giữ vệ sinh trong những ngày này vô cùng quan trọng. Hãy lựa chọn những băng vệ sinh có chất lượng, thấm hút tốt, khô thoáng để thấm máu kinh. Khoảng 3 -4 tiếng nên thay băng vệ sinh một lần, nhất là những ngày thứ nhất, thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi lần thay băng phải rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước sạch, lưu ý không nên xối hay xịt nước quá sâu vào bên trong cửa mình. Sau đó dùng khăn sạch, lau khô rồi mới đóng băng vệ sinh mới. Trẻ mới lớn chưa cần thiết phải dùng đến các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ bởi axít trong các dung dịch này có thể làm thay đổi môi trường âm đạo.
 
 

Người lớn cần hướng dẫn các em biết vệ sinh đúng cách những ngày "đèn đỏ".


 

Ngoài việc gìn giữ vệ sinh khi có kinh, trong những ngày này các em nên làm việc nhẹ, không tập các môn thể thao nặng nề, không bơi lội. Chế độ ăn uống phải đủ chất dinh dưỡng và giữ cho tinh thần thanh thản, không lo nghĩ, không để những điều không hay tác động gây khó chịu, giận dữ. Các bậc cha mẹ cũng cần chú ý dạy con đề phòng và tránh các bệnh vùng kín như viêm nhiễm, khí hư có mùi… khi vệ sinh không sạch sẽ để các em biết. Nếu các em bị đau bụng dưới thì cần phải nằm nghỉ ngơi, chườm ấm vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, bạn nên giải thích những kiến thức cơ bản cho con hiểu như thế nào là kinh nguyệt, cách tính vòng kinh, máu kinh có thực sự dơ bẩn như con đã nghĩ, kiến thức về quan hệ tình dục vì rất có thể con sẽ sẽ thai nếu không biết bảo vệ mình, tại sao kinh nguyệt lại thất thường… Tóm lại hãy chuẩn bị tốt cả tâm sinh lý cho trẻ trước khi thấy “đèn đỏ”. Có như thế, con trẻ mới tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt và học tập.        

 

suckhoe&doisong
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bệnh lý ở bé trai ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
"Tất tần tật" về chu kỳ nguyệt san
10 bật mí thú vị về đời sống của các chàng tinh binh
Trường hợp nào các teengirl phải nói "không" với thuốc tránh thai khẩn cấp?
5 lầm tưởng của teenboy về viêm mào tinh hoàn
Những biểu hiện của núi đôi khiến XX lo lắng!
Bé dậy thì và những thay đổi về thể chất
Thắc mắc khó nói về “cậu bé”
Bệnh trầm cảm ở trẻ vị thành niên
Những chuẩn bị trước khi con dậy thì
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email