Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thắc mắc khó nói về “cậu bé”
Ngày cập nhật:  22/09/2010 15:39:19
1. Cứ mỗi lần sau khi “giải quyết nỗi buồn” là em lại có cảm giác nhói buốt ở “cậu bé”. Em sợ chưa dám đi khám bác sĩ nên cũng không biết như vậy có bình thường không?


 



Trả lời:
Bạn thân mến!

Thông thường thì cảm giác đau buốt hay nhói sau khi đi tiểu là do một vài nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là khả năng bị nhiễm trùng tiết niệu (liên quan đến thận, bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt hay mào tinh hoàn). Các boys  tuổi thành niên sẽ hiếm gặp các khả năng nhiễm trùng bàng quang hay thận. Tuy nhiên, nếu có”chuyện ấy”với những đối tượng có STDs (bệnh lây truyền qua đường tình dục) thì các boys sẽ gặp nguy cơ cao về nhiễm trùng niệu đạo (ống dẫn tiểu bên trong “cậu bé”), nhiễm trùng tuyến tiền liệt (tuyến tạo nên tinh dịch), hay nhiễm trùng mào tinh hoàn (bộ phận giữ tinh trùng ở bìu).
 
Bệnh nhiễm trùng này ban đầu thường gây cảm giác khó chịu và nhói buốt, và hay gặp nhất ở những teen boys có “cậu bé” chưa được cắt bao quy đầu và không chịu vệ sinh “cậu bé” cẩn thận.
Dù gì đi nữa thì việc đến bác sĩ để làm một số xét nghiệm kiểm tra là rất cần thiết với bạn trong trường hợp này. Đừng ngại ngần mà để bệnh nặng thêm nhé!

2. Cho em hỏi, nếu cứ liên tục thủ dâm thì “cậu bé” có “nhớn” hơn chút nào không?
Trả lời:

 



Các boys chú ý nhé, “cậu bé” của chúng ta không phải là một cơ trong cơ thể, do đó, dù bạn có cho “cậu bé” tập thể dục bao nhiêu đi nữa thì cũng không thể “nhớn” hơn được đâu.
 
Mỗi teen boys sở hữu một “cậu bé” có size của riêng mình mà không ai giống ai. Và khi đã qua thời điểm dậy thì, các “cậu bé” sẽ trở thành “người lớn” với size cố định và không gì có thể làm nó lớn hơn nữa đâu.

3. Em là cậu bé mới 12 tuổi. Em nghĩ là em chưa hết thời gian dậy thì. Thế nhưng thỉnh thoảng “cậu bé” của em cứ “chào cờ không cần lí do”. Hay là em gặp trục trặc về chuyện gì?
 

 


Trả lời:
Bạn mới 12 tuổi không cần phải lo lắng quá về chuyện này nhé, vì bạn không phải trường hợp duy nhất gặp hiện tượng “chào cờ không lí do” của “cậu nhỏ”.
 
Trong giai đoạn dậy thì, các hooc-môn nam tính trong bạn sẽ xuất hiện và em sẽ bắt đầu có những cảm giác ham muốn về tình dục. Đó chính là lý do tại sao nhiều teen boys ở tuổi dậy thì hay có hiện tượng “cậu nhỏ” “chào cờ vô tổ chức” (chào cờ không cần lí do). Đôi khi chuyện này khiến các khổ chủ cảm thấy ái ngại, nhưng nên nhớ đó hoàn toàn là bình thường và chẳng có gì nguy hại cả.

4. Em lo quá, gần đây cứ sau mỗi lần làm”chuyện ấy” là em lại đi tiểu ra máu. Trước đây em không bị vậy. Sao giờ em lại bị nhỉ?

 



Trả lời:
Có nhiều teen boys cứ thấy có chút máu xuất hiện ở “cậu nhỏ” là đã sợ lắm rồi. Thực ra, biểu hiện này cũng không phải là hiếm gặp. Bởi hiện tượng có máu trong tinh dịch là khá phổ biến và nó có thể xảy ra bào bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời người đàn ông và nó sẽ tự hết trong khoảng vài ngày hoặc vài tuần. Các boys sẽ dễ nhận ra khi thấy có tia máu nhỏ bắn ra khi xuất tinh.
 
Còn nếu như cảm thấy đau, hoặc khó chịu hoặc thấy máu chảy nhiều và kéo dài thì ngay sau đó, các teen boys nên đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác nhất.

5. Em 15 tuổi rồi và chưa làm”chuyện ấy”. Thế nhưng ở trên thân “cậu bé” của em lại có những nốt mụn rộp, thỉnh thoảng còn sưng tấy và chảy mủ trắng khi ấn vào. Như vậy có nguy hiểm cho “cậu bé” của em lắm không?

 



Trả lời:
Trước hết, cần phải xác định bạn đã cắt bao quy đầu hay chưa? Với những bạn chưa cắt bao quy đầu thì những nốt trắng đó có thể là những bựa sinh dục (những mảng tế bào) nằm dưới lớp bao quy đầu và có thể dễ dàng rửa sạch khi vệ sinh “cậu nhỏ”.
 
Còn nếu bạn đã cắt bao quy đầu mà vẫn thấy những nốt đó xuất hiện thì rất có thể đó là những tuyến dầu hay tuyến nhờn trên“cậu bé”. Những tuyến này thường hay xuất hiện trên thân“cậu bé” dưới dạng những nốt có đầu màu trắng giống như mụn trứng cá bọc ở những bộ phận khác trên cơ thể. Chính vì vậy mà khi ấn hoặc bóp vào thì thấy có dịch trắng chảy ra. Các teen boys  cứ yên tâm là những mụn này không gây nguy hiểm và càng không phải do thủ dâm mà xuất hiện đâu.

6. Em năm nay chỉ mới 16 tuổi nhưng không hiểu sao 2 tháng nay vùng bẹn của em có những đám da nổi lên thành các vòng màu hồng đỏ, ngứa ngáy. Em đã ra hiệu thuốc hỏi mua thuốc về bôi rồi nhưng ngứa vẫn hoàn ngứa. Em phải làm sao bây giờ ạ?

 


Trả lời:

Chào teen boys!

Không biết giờ này bệnh tình nơi vùng kín của em đã đỡ phần nào chưa? Nhưng vùng bẹn tự nhiên bị ngứa ngáy và nổi lên các vòng to nhỏ màu hồng hồng thì đó chính là dấu hiệu của bệnh hắc lào hay người ta còn gọi là nấm bẹn đấy em ạ.

Bệnh cũng rất hay xảy ra với các boys, nhất là những bạn còn mèo lười trong việc chăm sóc cơ thể. Vì thế, bạn đừng quá bi quan và lo lắng nhé. Muốn tránh nấm bẹn, bạn hãy giữ "cậu nhỏ" luôn khô ráo, thoáng mát bằng việc mặc quần áo khô thoáng, sạch sẽ, chất liệu nhẹ nhàng, thấm hút mồ hôi nhé.
 
Ngoài ra, khi bị nấm bẹn bạn cũng nên bôi những loại thuốc mỡ như clotrimazole, miconazole để làm dịu cơn ngứa và khắc phục nốt hắc lào. Nếu bệnh vẫn không thuyên giảm khi dùng thuốc thì bạn nhất thiết phải đi khám da liễu nhé.

7. Trong một lần quá gần gũi với bạn gái, hai bọn em đã đi quá giới hạn mà không dùng bao cao su bảo vệ. Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau đó, em cảm thấy "cậu nhỏ" rất ngứa ngáy. Em càng lo lắng hơn khi em đi tiểu còn thấy khá buốt nữa. Hiện giờ em rất lo lắng nhưng rất ngại phải đi khám nam khoa? Em đang bị sao thế?


 



Trả lời:

Chào bạn!

Trước hết cần phải nói với bạn rằng, bạn đừng quá lo lắng nhé bởi vì bạn đang chỉ bị viêm đường tiết niệu thôi bạn ạ. Đây là bệnh khá phổ biến ở các teenboys khi”sinh hoạt”không có biện pháp bảo vệ đấy. Khi ấy các vi khuẩn lây qua sẽ khiến bạn phải sở hữu những triệu chứng khó chịu trên.

Điều quan trọng lúc này là bạn hãy đi khám nam khoa sớm để phát hiện chính xác bệnh có phải là viêm tiết niệu hay không. Bởi vì bệnh này nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ chữa khỏi khá nhanh và dễ dàng.
 

Cũng xin nhắc bạn một điều nhỏ thôi nhưng vô cùng quan trọng là khi bị viêm đường tiết niệu, bạn nên tránh sinh hoạt tình dục hoặc dùng bao cao su để bảo vệ cả hai vì bệnh này dễ gây biến chứng khi chưa khỏi hẳn.

8. Phải đính chính trước là tớ đang trong độ tuổi dậy thì và chưa làm “chuyện ấy”  lần nào. Tuy nhiên không hiểu có phải do thường thủ dâm quá mạnh không mà ở hãm quy đầu, rãnh quy đầu, da quy đầu của tớ rất hay bị trầy xước da và có một vài vết lở loét. Tớ đã bị nhức nhối, khó chịu đến phát sưng cả hạch ở cổ, nên đã tự ý mua thuốc bôi . Bệnh có vẻ cũng giảm chút nhưng tớ vẫn lo lắm (Một bạn trai giấu tên).

Trả lời:

Chào bạn!

Theo như những gì bạn kể thì rất có thể bạn đã bị lở loét cậu nhỏ do thủ dâm quá đà rùi đấy. Nếu thủ dâm quá mạnh hoặc thủ dâm bằng những dụng cụ cứng sẽ gây nên lực ma sát, khiến cậu nhỏ bị trầy xước da và lở loét.
 

Hành động khôn ngoan nhất lúc này của bạn là nên từ bỏ thủ dâm sớm. Ngoài ra những vết trầy xước, lở loét ở cậu nhỏ không thể coi thường được mà bạn nên đi khám da liễu hoặc nam khoa sớm để được bác sỹ khám, xét nghiệm chẩn đoán và có kế hoạch điều trị.
Bởi vì chỉ thầy thuốc chuyên khoa mới có thể phân biệt và chẩn đoán chính xác được những vết trầy xước và lở loét kia là do đâu. Tuyệt đối bạn không được tự ý chẩn đoán bệnh và điều trị bằng thuốc đâu nhé.

 

In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bệnh trầm cảm ở trẻ vị thành niên
Những chuẩn bị trước khi con dậy thì
Dậy thì sớm
CÓ THỂ HẠN CHẾ UNG THƯ DƯƠNG VẬT
Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Thủ Dâm
Bạn biết gì về bệnh lây truyền qua đường tình dục?
Cha mẹ nói gì với con cái về tình dục
Mang thai ngoài ý muốn
Các biện pháp phòng tránh thai ở tuổi vị thành niên
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email