Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
5 lầm tưởng của teenboy về viêm mào tinh hoàn
Ngày cập nhật:  09/12/2010 10:21:55
Viêm mào tinh hoàn là bệnh mà tất cả cánh mày râu đều có thể mắc phải, nhất là độ tuổi từ 19-35 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn . Do đó các teenboy đừng nên chú quan cho rằng chỉ đàn ông lớn tuổi mới bị viêm mào tinh hoàn ,còn mình thì miễn nhiễm. Để các teenboy hiểu rõ hơn về căn bệnh này, chúng tôi có những thông tin dành cho bạn.


Mào tinh hoàn là bộ phận nhỏ trùm lên tinh hoàn. Sau khi sinh ra ở tinh hoàn, tinh trùng chuyển sang mào tinh hoàn để hoàn thiện và sẽ đi đến ống dẫn tinh. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm mào tinh hoàn là do nhiễm khuẩn từ bàng quang hay từ ống dẫn tiểu, vi khuẩn từ ống tiểu đi ngược vào trong gây ra (chủ yếu là vi khuẩn lậu, chlamidia và lao). Riêng với teenboy, nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn thường là do mắc phải những bệnh lây truyền qua đường tình dục.


Chỉ những Teenboy nào kém vệ sinh hoặc dính STDs thì mới bị viêm mào tinh hoàn, còn các Teenboy khác thì khỏi lo?
Nếu chỉ nói teenboy nào không giữ vệ sinh hoặc đang bị STDs mới có “nguy cơ” bị viêm mào tinh hoàn thì hoàn toàn sai lầm. Viêm mào tinh hoàn có thể do vi khuẩn gây bệnh lậu, bệnh chlamydia… gây nên, hoặc cũng có thể sự bất thường trong kết cấu của ống dẫn tiểu hoặc ống tiết niệu.

Những đối tượng sau đây là những người dễ bị viêm mào tinh hoàn, và chắc chắn không ít teenboy sẽ giật mình nhận ra mình cũng thuộc trong một vài tuýp đối tượng này.

-    Các bạn nam có quan hệ tình dục với nhiều người.
-    Bạn  có quan hệ với những người bị mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục (STDs)
-    Bạn quan hệ không sử dụng condom.
-    Bạn từng mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục.
-    Bạn  có tuyến tiền liệt lớn gây trở ngại đến hoạt động của bàng quang, khiến bàng quang lúc nào cũng còn nước tiểu và dễ bị nhiễm trùng.
-   Bạn   đã từng phẫu thuật ống dẫn nước tiểu

 

Teenboy chớ coi thường căn bệnh này nhé! (Ảnh minh họa)




Viêm mào tinh hoàn là bệnh đơn giản, không có biến chứng đáng lo?

Mào tinh hoàn thuộc cơ quan sinh sản, vậy nên teenboy cần hết sức chú ý mỗi khi cơ quan này có hiện tượng bất thường. Mặc dù viêm mào tinh hoàn là bệnh khá phổ biến ở nước ta và trên thế giới, nhưng không có nghĩa nó là bệnh đơn giản.

Nếu thường xuyên quan tâm đến “cậu bé” thì bạn có thể sớm phát hiện và điều trị nếu không may bị viêm mào tinh hoàn và kết quả sẽ không có gì lo ngại. Còn nếu điều trị không kịp thời, viêm MTH cấp tính sẽ biến thành viêm MTH mạn tính và có thể dẫn đến các biến chứng như: Tinh hoàn bị teo nhỏ, Áp xe bìu (tế bào mào tinh hoàn bị mủ), Giảm khả năng có con, thậm chí bị vô sinh.

Vì tính chất nguy hiểm của bệnh, bạn không nên chủ quan đoán mò như vậy nhé.

Không cần đến bác sĩ, tự mình cũng tự kiểm tra để biết mình có bị viêm mào tinh hoàn hay không?

Không ít teenboy cho rằng, cứ thấy bìu đau, nhất là đau buốt khi đi tiểu hoặc khi XXX thì là dấu hiệu của viêm mào tinh hoàn. Vậy là không cần bác sĩ cũng đoán được bệnh của mình rồi. Nhưng trên thực tế, các dấu hiệu đau bìu như vậy cũng có thể là do ung thư tinh hoàn hoặc do xoắn thừng tinh hoàn. Do vậy, các bạn rất dễ nhầm lẫn.

Chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bạn. Bác sĩ sẽ thực hiện những kiểm tra cần thiết để xác định xem hạch ở bẹn và tinh hoàn có gì bất thường không vì cả 2 trường hợp này đều có thể gây đau. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng tiến hành kiểm tra trực tràng để phát hiện sự trương to của tuyến tiền liệt, đồng thời tiến hành kiểm tra nước tiểu và máu để phát hiện những triệu chứng bất thường khác. Ngoài ra, các teenboy sẽ được kiểm tra các bệnh lây lan qua đường tình dục, siêu âm và chụp cắt lớp tinh hoàn để phát hiện các khối u và phân biệt viêm mào tinh hoàn với khả năng xoắn thừng tinh hoàn.

Nếu bị viêm mào tinh hoàn thì cũng chỉ cần nghỉ ngơi ở nhà là tự khỏi, không nhất thiết phải uống thuốc điều trị?

Một bệnh có nguy cơ chuyển sang mãn tính với rất nhiều biến chứng như bệnh này mà lại không cần thuốc điều trị thì đúng là bạn quá “ngớ ngẩn” rồi. Các hình thức như nghỉ ngơi tại nhà, chườm lạnh vùng bìu, mặc đồ lót rộng, hoặc dùng khăn đặt phía dưới nâng đỡ vùng bị đau chỉ có tác dụng giúp bạn giảm đau mà thôi, chứ không chữa khỏi bệnh được.

Bắt buộc các teenboy phải tới khám bác sĩ. Mặc dù phương pháp chữa trị phổ biến nhất là sử dụng thuốc kháng sinh các loại, nhưng tùy thuộc vào nguyên nhân mắc bệnh, cơ địa của mỗi bạn mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc thích hợp nhất. Bạn  cần nhớ là phải uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng, không được ngưng thuốc dù tình trạng bệnh đã tốt hơn. Sau khi dùng hết thuốc, bạn  nên đến tái khám, kiểm tra xem bệnh tình của mình đã khỏi hẳn chưa để đề phòng biến chứng.

 

Theo PLXH
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Những biểu hiện của núi đôi khiến XX lo lắng!
Bé dậy thì và những thay đổi về thể chất
Thắc mắc khó nói về “cậu bé”
Bệnh trầm cảm ở trẻ vị thành niên
Những chuẩn bị trước khi con dậy thì
Dậy thì sớm
CÓ THỂ HẠN CHẾ UNG THƯ DƯƠNG VẬT
Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Thủ Dâm
Bạn biết gì về bệnh lây truyền qua đường tình dục?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email