Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Trẻ sơ sinh nằm sấp có nguy hiểm không? Những tác hại và lợi ích khi cho trẻ nằm sấp
Ngày cập nhật:  12/09/2022 14:19:52
Trẻ sơ sinh nằm sấp có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều bố mẹ.
 

 

 

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cho trẻ sơ sinh nằm sấp sẽ đem lại rất nhiều lợi ích.

Tại sao trẻ sơ sinh rất thích nằm sấp?
 

tre so sinh nam sap


Tư thế nằm sấp ở trẻ sơ sinh được cho rằng bắt nguồn từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Khi đó, cơ thể thai nhi rất dễ bị tổn thương, nhất là ở phần ngực và bụng. Vì vậy, thai nhi sẽ cuộn tròn người lại để tự bảo vệ và tạo cảm giác an toàn cho mình. Do đó, sau khi chào đời, trẻ sẽ theo thói quen cuộn tròn hoặc nằm sấp, tạo nên tư thế giống như khi còn trong bụng mẹ để có cảm giác được bảo vệ và an tâm hơn khi đi vào giấc ngủ.
 

Lợi ích khi cho trẻ sơ sinh nằm sấp
 

Giúp trí não của trẻ phát triển toàn diện
 

tre so sinh nam sap


Khi nằm sấp thì theo phản xạ tự nhiên, bé sẽ ngẩng đầu lên và xoay ngang xoay dọc để nhìn khắp mọi phía. Điều này sẽ giúp cho xương sống của bé vận động và phát triển tốt hơn. Xương sống chính là nơi truyền thông tin đến não bộ, vì thế xương sống càng hoạt động nhiều thì não bộ sẽ càng nhận được nhiều thông tin và kích thích hai bán cầu não phát triển. Bên cạnh đó, trẻ nằm sấp sẽ hạn chế nguy cơ đầu bị méo hay bẹp vì bé có cơ hội xoay trở đầu thường xuyên.
 

Kích thích thị giác phát triển
 

Khi bé nằm ngửa thì tầm nhìn sẽ bị hạn chế tầm nhìn trong khoảng không gian trần nhà hoặc hai bên xung quanh. Như vậy, bé sẽ không thể nhìn thấy những đồ vật phía trước hoặc phía sau. Vì thế, nằm sấp sẽ giúp bé mở rộng tầm nhìn và phát triển thị giác mạnh mẽ hơn. Điều này cũng kích thích bé vận động và xoay trở người nhiều hơn để có thể nhìn thấy nhiều đồ vật hơn.
 

Giúp hệ tiêu hóa của bé tốt hơn
 

tre so sinh nam sap


Đa số các bậc cha mẹ không muốn cho trẻ sơ sinh nằm sấp vì lo rằng tư thế đó sẽ làm cho trẻ khó thở, đau bụng, tức ngực… Tuy nhiên, theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu thì khi nằm sấp bé sẽ vận động nhiều hơn dẫn đến hoạt động của nhu động ruột cũng tốt hơn, vì vậy trẻ ăn ngon hơn và dễ đi ngoài.
 

Bên cạnh đó, khi nằm sấp, phần dịch hòa tan từ dạ dày sẽ không ở thực quản mà đi xuống ruột non nên tình trạng nôn trớ giảm đi rất nhiều so với trẻ nằm ngửa. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên chú ý không cho trẻ nằm sấp khi vừa mới ăn no, tốt nhất là một tiếng sau ăn.
 

Mẹo giữ an toàn cho trẻ sơ sinh khi nằm sấp
 

Không nằm giường lún
 


Đệm cứng là lựa chọn thích hợp nhất cho trẻ, bố mẹ không nên lựa chọn những loại đệm mềm lún hoặc đệm nước. Bên cạnh đó các loại gối mềm, gối bông hay thú nhồi bông cũng không nên để gần chỗ ngủ của trẻ vì chúng có thể trùm hoặc che phủ đầu của trẻ trong lúc ngủ. Bố mẹ cũng nên ưu tiên các loại gối nhỏ và dài, có độ cứng vừa phải, đặt gối sâu về phía gáy, sát với cổ vai.
 

Tránh đắp chắn che hoặc trùm đầu trẻ
 

Bố mẹ nên cho trẻ đắp chăn và dùng gối chèn ngang ngực để hai tay của trẻ ra ngoài chăn, tránh cho chăn di chuyển sẽ trùm lên đầu trẻ. Chăn gối cho trẻ cũng nên lựa chọn các chất liệu cotton nhẹ hoặc vải màn cho trẻ.
 

Không nên để trẻ bị nóng khi ngủ
 

Khi ngủ nên cho trẻ mặc quần áo nhẹ nhàng và thoáng mát bởi trẻ nhỏ có nhiệt độ cao hơn người lớn. Bố mẹ không nên mặc quần áo bố quá chặt và hãy thường xuyên lưu ý chạm vào da trẻ xem có bị nóng quá không. Để trẻ có giấc ngủ ngon, bố mẹ nên tạo môi trường đủ mát và thoải mái với nhiệt độ khoảng 20 độ. 
 

Cho trẻ ngủ chung phòng nhưng không chung giường
 



Bố mẹ nên ngủ chung phòng với trẻ để tiện cho việc cho bú và theo dõi trẻ vào ban đêm tuy nhiên không nên ngủ chung giường với trẻ. Kể cả trẻ sinh đôi hoặc sinh ba thì bố mẹ cũng nên tách từng bé trong nôi hoặc cũi.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ: Con đường lây nhiễm và cách điều trị
Những dấu hiệu phổ biến ở da trẻ sơ sinh mà mẹ cần đặc biệt lưu ý
Thoát vị rốn sơ sinh: Dấu hiệu và những điều cha mẹ cần biết
Phụ nữ sau sinh nên ăn quả gì và ăn bao nhiêu là đủ?
Trang bị kiến thức về các bệnh thường gặp vào mùa hè ở trẻ nhỏ
Điều trị táo bón sau sinh tại nhà mang lại tác dụng nhanh chóng
Giải đáp thắc mắc: Mẹ cần chú ý những gì sau khi sinh con?
Mẹ cần tránh 5 sai lầm này khi rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm
Mách mẹ cách trị đái dầm cho trẻ hiệu quả, an toàn không cần dùng thuốc
Mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi thật khoa học?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email