Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Trang bị kiến thức về các bệnh thường gặp vào mùa hè ở trẻ nhỏ
Ngày cập nhật:  26/06/2022 09:19:46
Mùa hè là thời gian xuất hiện ở trẻ nhỏ rất nhiều bệnh lý. Đó là những bệnh về đường hô hấp và bệnh tay chân miệng.

 

Trong thời gian gần đây, số ca bệnh nhi thăm khám và điều trị tại viện Nhi tăng cao đột ngột. Đặc biệt là trẻ mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm mũi họng, viêm tai giữa. Bên cạnh đó, cũng có một số ca mắc sốt xuất huyết và tay – chân – miệng. Sự thay đổi đột ngột nóng – lạnh trong mùa hè là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ dễ mắc các bệnh mùa hè ở trẻ nhỏ.
 

 

Dưới đây là 7 bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ trong mùa hè:
 

1. Bệnh mùa hè ở trẻ nhỏ – viêm đường hô hấp
 

Viêm đường hô hấp trên được chia thành: Viêm đường hô hấp trên cấp tính. Viêm đường hô hấp trên mạn tính. Triệu chứng thường gặp đầu tiên của viêm đường hô hấp là: Sốt, sốt nhẹ. Đôi khi sốt cao kèm theo rét run, ho, hắt hơi và chảy nước mũi.
 

benh mua he o tre


Viêm đường hô hấp trên là tổ hợp bệnh bao gồm: Cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản. Mặc dù có nhiều bệnh đơn lẻ nhưng chúng đều có một số biểu hiện chúng ta dễ nhận thấy. Bao gồm: sốt, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng. Có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp…
 

2. Bệnh tay chân miệng ở trẻ
 

Bệnh tay chân miệng do vi trùng đường ruột Ente’virus (E71) và Coxcakieruses gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ người sang người.
 

Ban đầu, trẻ thường sốt nhẹ, đau họng, đau miệng. Trẻ sẽ chảy nước miếng và biếng ăn hơn. Trẻ nhỏ thường đau khóc, bỏ bú. Đặc biệt, những vết loét đỏ như vết lở miệng sẽ xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi… Quan sát kĩ có thể thấy đó những vết phát ban dạng phỏng nước. Hoặc có thể là vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông trẻ.
 

benh mua he o tre

Có nhiều trường hợp trẻ sốt hơn 39 độ C, bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc, ngủ li bì. Thỉnh thoảng con  giật mình và giơ hai tay lên. Nếu gặp trường hợp này thì cần đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. Nếu để trẻ bệnh có thể trở nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ví dụ như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.
 

3. Thủy đậu – căn bệnh thường xuyên xuất hiện ở trẻ nhỏ vào mùa hè
 

Bệnh thủy đậu do siêu vi Varicella zoster gây ra. Biểu hiện là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau khi siêu vi xâm nhập cơ thể, phải qua khoảng 10-20 ngày ủ bệnh thì người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng. Ví dụ như sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn… Lúc này, trên da người bệnh có thể xuất hiện hồng ban có đường kính vài milimet. Sau 1-2 ngày mới xuất hiện nốt đậu. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng.
 

4. Sốt virus ở trẻ em
 

Triệu chứng của sốt virus bao gồm: Sốt cao, đau mỏi người, đau đầu. Kèm một số triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như: hắt hơi, sổ mũi,
 

Đặc biệt, trên da trẻ xuất hiện các ban đỏ mịn vào ngày thứ 2-4 của bệnh. Ban thường tuần tự xuất hiện từ đầu mặt xuống thân mình, chân và khi biến mất cũng theo tuần tự như vậy. Ngoài ra, trẻ thường nổi hạch ở cổ, gáy, các hạch này có thể đau và tồn tại lâu mới mất đi.
 

Sốt virus diễn biến lành tính trong 3-5 ngày, điều trị chủ yếu là hạ sốt, bù nước điện giải bằng đường uống, bảo đảm dinh dưỡng và chăm sóc mũi họng tốt để hạn chế bội nhiễm. Tuy nhiên, một số trường hợp có thế xuất hiện biến chứng nên cần theo dõi để phát hiện, đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.
 

5. Bệnh tiêu chảy cấp vào mùa hè thường gặp ở trẻ
 

Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng khoảng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là do vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả…), virus, nấm, ký sinh trùng đường ruột.
 

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc quan trọng nhất là đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải bằng đường uống dung dịch oresol. Việc truyền dịch chỉ thực hiện khi trẻ mất nước nặng, nôn nhiều, không thể uống được hoặc đi ngoài rất nhiều không thể bù kịp bằng đường uống. Việc sử dụng kháng sinh và men tiêu hóa vi sinh cần có sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy.
 

6. Dịch bệnh sốt xuất huyết
 

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh do virus lây truyền qua đường muỗi đốt. Bệnh nhi thường khởi phát bệnh với triệu chứng sốt cao đột ngột. Thời gian sốt từ 2- 7 ngày. Kèm biểu hiện sau: da sung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu, đau họng. viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Ở trẻ nhũ nhi có thể kèm triệu chứng ho, sổ mũi, tiêu chảy.
 

benh mua he o tre


Sau đó, bệnh nhi xuất hiện các nốt xuất huyết trên da. Những chấm đỏ này không biến mất khi ấn vào, thường ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng, xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, đi cầu ra máu. Gan có thể to sau vài ngày.
 

Một số trường hợp diễn biến đến sốc sốt xuất huyết với biểu hiện chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp kẹp không đo được. Những trường hợp trên phải được xét nghiếm sốt xuất huyết và cấp cứu ngay, đề phòng diễn biến xấu nguy hiểm tính mạng.
 

7. Viêm não Nhật Bản – căn bệnh dễ bùng phát vào mùa hè
 

Thời tiết mùa hè nóng nực là cơ hội để bệnh viêm não Nhật Bản B có khả năng bùng phát cao. Bệnh do virus Arbo gây ra. Đây là virus gây bệnh được muỗi truyền từ súc vật sang người. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi trong đó đa số là trẻ từ 1-5 tuổi. Bệnh có tỉ lệ tử vong khá cao hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề.
 

Triệu chứng viêm não Nhật Bản thường gặp là: sốt cao, đau đầu, nôn, rối loạn ý thức. Co giật rồi đi vào hôn mê nhanh chóng. Khi trẻ có những biểu hiện trên cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng sau này.
 

Trên đây là 7 loại bệnh nguy hiểm trẻ thường mắc vào mùa hè. Cha mẹ cần quan tâm và hết sức lưu ý. Trong trường hợp trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần sát sao theo dõi. Nếu thấy các triệu chứng chuyển nặng thì ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, đồng thời có biện pháp phòng tránh bệnh mùa hè để không dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

 

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Điều trị táo bón sau sinh tại nhà mang lại tác dụng nhanh chóng
Giải đáp thắc mắc: Mẹ cần chú ý những gì sau khi sinh con?
Mẹ cần tránh 5 sai lầm này khi rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm
Mách mẹ cách trị đái dầm cho trẻ hiệu quả, an toàn không cần dùng thuốc
Mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi thật khoa học?
Phòng tránh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Tại sao trẻ khóc đêm? Mẹo giúp trẻ có giấc ngủ ngon, liền mạch
Tiểu đường ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây bệnh
Cảnh giác với biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm ở trẻ
Điểm danh những nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa và cách phòng ngừa
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email