Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Dấu hiệu mọc răng lệch ở trẻ em và cách khắc phục
Ngày cập nhật:  06/01/2020 09:47:37
Khi phát hiện thấy con mình có những dấu hiệu mọc răng lệch thì cha mẹ nên biết cách khắc phục kịp thời. Điều này sẽ giúp trẻ có một hàm răng đẹp, tự tin hơn về sau này.

 

1. Nguyên nhân khiến răng trẻ mọc lệch

Nếu cha mẹ còn băn khoăn, thắc mắc không hiểu tại sao răng của con mình lại bị mọc lệch thì sau đây là 8 nguyên nhân chính:

Bé có thói quen không tốt

Thông thường thì các bé hay thích cho các đồ vật vào miệng để cảm nhận, khám phá. Tuy nhiên điều này vô tình sẽ làm cho răng bị mọc lệch. Bên cạnh đó, một vài thói quen khác cũng có thể làm răng bé mọc không thẳng hàng như: mút tay, ngậm núm vú giả, bú bình trong thời gian dài...  

Răng sữa rụng sớm

Trong trường hợp trẻ mất răng sữa sớm thì cũng dễ khiến răng bị mọc chen chúc nhau dẫn đến mọc lệch. Lý do bởi vì răng sữa có tác dụng giúp giữ chỗ để các răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.
 
Yếu tố di truyền
 
Nếu trong gia đình, cha mẹ cũng có răng mọc không đều và bất thường thì có thể trẻ cũng sẽ thừa hưởng các đặc điểm đó.
 
Nằm sấp trong thời gian dài
 
Đây cũng là một nguyên nhân có thể làm răng bé bị mọc lệch bởi nằm sấp sẽ tạo áp lực lên má và miệng của trẻ. Tuy rằng nó sẽ không có tác hại ngay lập tức nhưng dần dần thì răng của bé sẽ có những bất thường. Vì vậy, cha mẹ hãy chỉnh lại tư thế cho con nếu bé có thói quen nằm sấp khi ngủ. 
 

 

Để trẻ nằm sấp trong thời gian dài cũng có thể gây ra việc mọc răng lệch. (Ảnh minh hoạ)


 
 Có khối u
 
 Nguyên nhân này tương đối hiếm gặp. Có thể trong miệng trẻ có tồn tại một khối u nên răng không mọc đúng vị trí. Nếu trẻ bị tình trạng này thì cần có sự chỉ định của bác sĩ để điều trị. 
 
Thiếu chất dinh dưỡng
 
Để cho sự phát triển của răng được thuận lợi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng là hết sức cần thiết. Nếu trẻ bị thiếu canxi thì có thể dẫn đến việc xương hàm không phát triển đầy đủ, sự cắn tiếp khớp giữa hai hàm không khít. 
 
Bị chấn thương
 
Vì trẻ em thường hay hiếu động nên khó có thể tránh khỏi những lúc bị té ngã, chấn thương. Nếu sau khi chấn thương, răng bị gãy hoặc nứt thì cần phải đưa trẻ đến nha sĩ để tránh việc răng trẻ bị mọc lệch về sau này.
 
Răng sữa rụng chậm
 
Nếu răng sữa lung lay mà trẻ không chịu nhổ vì sợ đau hoặc vì một nguyên nhân nào đó thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lệch. Nguyên nhân là vì trên hàm vẫn còn chân răng sữa nên răng vĩnh viễn sẽ phải mọc hướng sang vị trí khác. Nếu không có sự can thiệp nào thì sau này kể cả khi răng sữa đã bị nhổ bỏ thì răng vĩnh viễn cũng khó có thể trở lại đúng vị trí. 
 
2. Dấu hiệu mọc răng lệch ở trẻ nhỏ
 
Các bậc cha mẹ cần lưu ý, theo dõi và quan sát răng trẻ một cách thường xuyên để phát hiện tình trạng răng mọc lệch ở trẻ, có những biện pháp xử lý kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu:
 
- Gương mặt bé mất cân đối, trông ngang có thể hơi hô hoặc móm.
- Xương hàm bên trên (hoặc bên dưới) phát triển quá mạnh.
- Trẻ hay đau lệch một bên hàm.
- Đau nhức khớp cắn.
- Khi ăn hoặc nhai, trẻ hay cắn vào má.
- Có những kẽ hở giữa các răng sữa. 
- Răng vĩnh viễn khi mọc lên bị nghiêng, thụt vào hoặc thụt ra.
- Giữa các răng vĩnh viễn có khoảng cách quá lớn hoặc quá nhỏ.
- Kích thước răng lớn, không hài hòa với khuôn mặt.
 

 

Cha mẹ phải quan sát răng của bé để phát hiện ra dấu hiệu răng mọc lệch. (Ảnh minh hoạ)


  
3. Cách khắc phục tình trạng răng mọc lệch cho bé     
  
Khi nhận thấy con mình có dấu hiệu mọc răng lệch thì cha mẹ cũng không cần phải quá lo lắng và có thể làm theo những điều sau đây:
 
Vệ sinh răng miệng cho trẻ
 
Ngay khi bé bắt đầu mọc răng, cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen thường xuyên chăm sóc và giữ gìn vệ sinh răng miệng. Bé sẽ phải có thói quen đánh răng sau bữa ăn với bàn chải kích thước phù hợp và kem đánh răng có chứa flour. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ sâu răng và giảm tình trạng răng mọc lệch.
 
Loại bỏ các thói quen xấu
 
- Không để trẻ mút tay. Thói quen này gây ảnh hưởng xấu đối với việc mọc răng của trẻ.
 

 

Không để bé mút tay, gây ảnh hưởng tới việc mọc răng. (Ảnh minh hoạ)


 
 - Ngưng cho bé sử dụng núm vú giả.
 
 - Hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, đặc biệt là vào buổi tối để tránh sâu răng. Thay vào đó thì trẻ cần ăn các loại thực phẩm giàu protein, canxi để giúp răng chắc khỏe. 
 
- Không nên cho trẻ uống kháng sinh Amoxicillin sớm vì có thể gây ảnh hưởng tới việc mọc răng vĩnh viễn.  
Cho trẻ đi khám nha sĩ
 
- Khi bé đã có bất thường trong sự phát triển của răng thì cha mẹ phải đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa để có những can thiệp kịp thời.
 

 

Đưa bé đi khám nha sĩ để có những biện pháp can thiệp kịp thời


   
- Để việc nắn chỉnh răng có hiệu quả thì khi bé bắt đầu thay răng sữa (6-7 tuổi) nên được kiểm tra miệng thường xuyên. Bác sĩ sẽ khám và phát hiện các lệch lạc của răng. Từ đó sẽ có những lời khuyên về thời điểm điều trị trong trường hợp bé cần can thiệp chỉnh răng sớm.   
 
- Việc điều trị sớm sẽ có nhiều lợi ích như: trẻ không phải nhổ răng, định hướng cho các răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, tiết kiệm được kinh phí và thời gian sau này.
 
- Việc nắn chỉnh răng cho bé là liệu trình kéo dài. Có khi chỉ cần điều trị chỉ trong vài tháng nhưng có trường hợp kéo dài đến 3,4 năm. Tuy nhiên, để con có hàm răng đẹp, giúp bé tự tin về sau này thì phụ huynh cần tuân thủ theo lịch khám và lời khuyên của bác sĩ.
 

 

eva.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh là gì và có nguy hiểm không?
5 bí mật nho nhỏ có thể mẹ chưa biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh năm đầu đời
Phương pháp dạy bé 5 tháng tuổi cực hiệu quả của người Nhật
Cho đồ vào miệng gặm cũng là một mốc phát triển quan trọng của em bé 6 tháng tuổi, nếu trẻ chưa biết, bố mẹ cần lưu tâm
Bác sĩ nhi giải thích vì sao không nên nêm 1 hạt muối nào khi chế biến đồ ăn dặm cho con
Vì sao phụ nữ bị giảm trí nhớ sau sinh và làm sao để khắc phục tình trạng này?
Bé 3 tuổi bị viêm amidan có nguy hiểm không? Nên xử lý thế nào?
Chữa đái dầm cho trẻ 4 tuổi trở lên ra sao? 4 Bí quyết bố mẹ nên áp dụng
Viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em: Bệnh viêm phổi ở trẻ có lây không? Cách chăm trẻ bị viêm phổi sao cho đúng
7 quan niệm sai lầm trong ăn uống sau sinh nhiều mẹ Việt vẫn răm rắp nghe theo
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email