Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Bé và nỗi sợ hãi mang tên "tiêm chủng"
Ngày cập nhật:  08/10/2010 16:05:52
Ngày nay với sự tiến bộ của y học , các bé sơ sinh đều được tiêm chủng đầy đủ để phòng tránh một số bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên việc phải nhìn thấy đứa con bé bỏng của mình khóc thét lên khi mũi kim dâm vào da thịt non nớt khiến cho một số bà mẹ ngại ngùng khi đưa con đến bác sĩ. Tuy nhiên , điều đó lại rất cần thiết để bảo đảm sức khỏe cho bé , giúp bé phát triển tốt. Sau đây là những thông tin dành cho các bà mẹ .


Trong năm đầu đời , bé sẽ phải tiêm 18 mũi tiêm và có khi phải tiêm đến 4-5 mũi một lần. Nhưng liệu bạn có biết được mũi tiêm nào bé nên được tiêm nhanh chóng và mũi tiêm nào có thể để dành đến lúc bé lớn thêm chút xíu nữa? Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi đã tìm đến bác sĩ nhi khoa Jim Sears đồng thời cũng là người dẫn chương trình của talk show "The Doctors" về vấn đề tiêm chủng đối với các bé.
Câu hỏi: Loại thuốc tiêm chủng nào nên tiêm cho bé một cách nhanh chóng, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Sears: Tiêm chủng là một vấn đề khá phức tạp tuy nhiên vấn đề chính ở đây là làm thế nào để bảo vệ sức khoẻ cho bé. Hiên nay, chúng ta có các loại thuốc tiêm chủng chống lại viêm màng não nhật bản, viêm phổi, nhiễm trùng máu, bại lịêt. Đây là những căn bệnh rất nghiêm trọng tuy nhiên ngày nay nguy cơ mắc những bệnh này là không cao. Bên cạnh đó tiêm chủng chống bệnh ho gà cũng rất quan trọng.
 

 




Câu hỏi: Xét đến vấn đề được ưu tiên thì trong năm đầu đời của trẻ, căn bệnh nào bố mẹ cần quan tâm nhất, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Sears: Rất khó để có thể trả lời câu hỏi này bởi vì mỗi đứa trẻ đều có nguy cơ mắc các bệnh khác nhau. Nhưng nói một cách chung nhất thì nguy cơ mắc bệnh bại liệt thấp hơn các bệnh khác. Trong khi đó nguy cơ mắc bệnh ho gà là rất cao. Và khi 2-4 tháng tuổi nếu bé bị mắc căn bệnh này thì vấn đề trở nên rất nghiêm trọng, bé có thể dẫn đến tử vong. Có nhiều phụ huynh hỏi tôi rằng loài thuốc nào nên tiêm cho bé đầu tiên vì họ không nỡ lòng nào để bé phải tiêm 4-5 mũi tiêm cùng một lúc? Theo tôi, các bạn nên tiêm mũi tiêm chống viêm màng não, bệnh ho gà. vác xin phế cầu khuẩn và vác xin HIB, DTAP trước cho trẻ. Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải tiêm những mũi tiêm khác ngay sau đó, trong một thời gian ngắn, ví dụ như viêm gan và bại liệt.

Câu hỏi: Theo bác sĩ, lúc nào là thời gian thích hợp để thực hiện các mũi tiêm?
Bác sĩ Sears: Thời gian để bé thực hiện các mũi tiêm là lúc bé 2 tháng, 4 tháng và 6 tháng tuổi và trong khoảng thời gian đó bé phải được tiêm từ 4-5 mũi tiêm. Nếu có thể bố mẹ cũng có thể cho bé tiêm nhiều mũi hơn nữa.
 

 



Câu hỏi: Đối với những loại thuốc tiêm chủng mà vẫn chưa cần thiết cho bé như tiêm ngừa thuỷ đậu thì phải xử lí như thế nào, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Sears: Thuỷ đậu là một căn bệnh khá phức tạp bởi vì khi đứa bé còn ít tuổi thì không cần thiết phải tiêm ngừa cho trẻ, tuy nhiên các bác sĩ vẫn khuyên các bậc phụ huynh nên tiêm phòng bệnh thuỷ đậu cho bé. Tuy nhiên khi bé đến độ tuổi vào nhà trẻ (từ 4-5 tuổi) thì bạn nhất thiết phải tiêm ngừa thuỷ đậu cho bé bởi khi đó bé đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều bạn bè cùng lứa và nguy cơ lây nhiễm cho các bạn xung quanh bé là rất cao.

Câu hỏi: Vậy hậu quả sẽ như thế nào nếu như bé không được tiêm phòng bệnh?
Bác sĩ Sears: Nếu như bé không đựơc tiêm chủng kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến cả bé và những người xung quanh bé. Ví dụ như khi bé nhiễm bệnh Rubella, đi học lớp mẫu giáo và cô giáo của bé thì lại đang mang thai. Điều này thật sự rất nguy hiểm vì căn bệnh bé đang mang trên người có thể sẽ lây nhiễm sang bào thai đang nằm trong bụng cô giáo. Bởi vậy các bậc cha mẹ nên đưa bé đến các trạm y tế gần nhất để tiêm vacxin phòng bệnh để bảo vệ bé và cả những người xung quanh.
Theo Viện Nhi Hoa Kì, các loại vacxin được sử dụng để tiêm phòng cho trẻ không đối kháng với nhau và ba mẹ có thể cho bé tiêm nhiều mũi tiêm phòng nhiều bệnh cùng một lúc. Cũng theo AAP, nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác dụng phụ khi tiêm nhiều loại thuốc phòng ngừa cũng không mấy nghiêm trọng

 

Eva.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Những việc cần làm trước khi cho con bú
2 nguyên nhân khiến da bé xanh
Triệu chứng cần đưa bé đi khám
Chọn sữa nào cho trẻ
Kiểm soát việc mang thai trong thời kỳ cho con bú
Sự phát triển ngôn ngữ của bé dưới 2 tuổi
Cần làm gì khi trẻ em sốt
Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Những lỗi cần tránh khi chăm bé ăn
Trẻ sơ sinh và giấc ngủ
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email