Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Những lỗi cần tránh khi chăm bé ăn
Ngày cập nhật:  18/08/2010 16:23:49
Việc nuôi bé khi mới chào đời cho đến ba bốn tuổi là một việc làm không dễ đối với các bà mẹ trẻ .Do những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan mà các bà mẹ khi cho bé ăn đã mắc phải dẫn đến tình trạng bé chậm phát triển, hay đau ốm . Ở đây chúng tôi có những gợi ý về những sai lầm khi chăm con nhỏ để các bà mẹ tham khảo .


Một sai lầm khá phổ biến là  ngày nay người mẹ mới sinh em bé thường nuôi con bằng sữa ngoài nhiều hơn trước, điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.  Chúng ta đã biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý nhất đối với trẻ sơ sinh nhưng nhiều người mẹ vẫn chưa hiểu đúng về vai trò của sữa mẹ đối với trẻ mặc dù vấn đề này đã được các phương tiện thông tin đại chúng nói đến rất nhiều. Một số bà mẹ  cho con bú thì do tâm lý sợ mập nên ăn kiêng quá mức dẫn đến chất lượng sữa không bảo đảm . Bé bú mẹ nhưng không tăng cân,vẫn bị còi xương , thiếu máu,khi ấy người mẹ lại cho rằng sữa mình xấu, nóng nên bỏ sữa mẹ và cho bé ăn sữa ngoài.
 
 



Sai lầm nữa là cho bé ăn bổ sung quá sớm, có cháu mới 3-4 tháng tuổi đã cho ăn bột, ăn nước cháo dẫn đến rối loạn tiêu hóa và hậu quả là suy dinh dưỡng.

Một sai lầm phổ biến nữa là khi cho bé ăn bột, cháo thì chỉ ninh nước xương, nước thịt, nước rau củ mà không cho bé ăn cái vì cứ nghĩ rằng, bé không ăn được. Đặc biệt, còn rất nhiều người mẹ cho rằng, ăn xương ống, xương chân gà để chống bệnh còi xương, ăn xương để cho bé cứng xương. Thế nên, những cháu nào càng ăn nhiều nước xương thì lại càng bị còi xương.

Một sai lầm nữa cũng thường gặp là cho bé ăn quá ít dầu mỡ, thường chỉ cho bé ăn thịt nạc. Chính tình trạng thiếu dầu mỡ làm cho các cháu bị thiếu năng lượng dẫn đến suy dinh dưỡng, bị thấp còi do không hấp thu được vitamin D và A.
Còn đối với các cháu đã lớn hơn thì sai lầm hay gặp là không chịu tập nhai cho bé. Bé đã 3-4 tuổi vẫn cháo xay, bé không biết nhai, không biết nuốt. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lười ăn của bé. Do không nhai, không ăn được rau quả nên các cháu rất hay bị táo bón.

Một sai lầm phổ biến ở lứa tuổi mẫu giáo là hay cho bé ăn vặt bánh kẹo, nước ngọt, snack..., trước các bữa ăn dẫn đến tình trạng biếng ăn của bé. Các bậc ông bà khi đi đón bé buổi chiều hay mắc sai lầm này.

Còn những sai lầm gặp ở mọi lứa tuổi đó là cho bé ăn quá ít, khi bé ăn ít thì lại không tăng số bữa lên. Thành phần các chất dinh dưỡng trong bữa ăn không cân đối, cho bé ăn quá nhiều chất đạm nhưng lại thiếu chất bột đường (cháo, cơm, mì,...) nên bé bị thiếu năng lượng dẫn đến suy dinh dưỡng nhưng lại bị táo bón do ăn nhiều chất đạm và ăn ít rau quả. Phần lớn người mẹ không chú ý đến lượng lớn nước uống cho bé hằng ngày nên vào mùa hè, các cháu bị thiếu nước dẫn đến mệt mỏi, lười ăn, táo bón.
Hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn, sai lầm hay mắc của người mẹ là ép con ăn quá nhiều, dẫn đến tình trạng lười ăn, nôn trớ của bé. Những bé nào ăn được theo ý muốn của mẹ thì lại bị thừa cân béo phì, một tình trạng dinh dưỡng ngày càng gia tăng hiện nay. Tâm lý thích bé béo bụ bẫm ở các người mẹ vẫn còn rất phổ biến. Điều trị một bé bị thừa cân béo phì khó hơn nhiều so với điều trị một bé suy dinh dưỡng.

 

Theo Mẹ và bé
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Trẻ sơ sinh và giấc ngủ
Dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con bú
Các món cháo cho bé trên 10 tháng tuổi
CHÁO LƯƠN CHO BÉ
NHỮNG MÓN CHÁO DÀNH CHO BÉ TỪ 6-9 THÁNG TUỔI
Những thay đổi tâm sinh lý sau khi sinh
Kiểm tra bé trong tuần đầu
Chăm sóc đặc biệt cho trẻ suy dinh dưỡng
Làm thế nào cho trẻ ăn bổ sung hợp lý?
5 bí kíp giúp bé thông minh nổi bật
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email