Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Sự phát triển ngôn ngữ của bé dưới 2 tuổi
Ngày cập nhật:  13/09/2010 22:21:00
3 tháng tuổi, bé thích "hóng chuyện" và có phản ứng nhanh nhạy hơn với âm thanh. Bé biết quay đầu về phía âm thanh hoặc có biểu hiện vui cười, chớp mắt khi có người đối diện hỏi chuyện.


 


4 tháng tuổi, bé bắt đầu nhận biết tên gọi của mình. Bé thường chăm chú hơn nếu tên của bé được nhắc đến trong câu chuyện của cha mẹ.

5 tháng tuổi, bé bắt đầu phát ra âm thanh nơi cổ họng. Bé cũng biết “phun mưa” hoặc thổi bong bóng để luyện tập cơ môi.

7 tháng tuổi, bé bắt đầu tập nói “mama” hoặc “papa” để gây chú ý với cha mẹ hoặc biểu lộ cảm xúc.

9 đến 12 tháng tuổi, bé bắt đầu bước vào thời kỳ làm quen với quá trình học nói. Thời gian đầu tiên, bé có thể phát âm ra những cụm từ như “papa”, “mimi”, “mama”… rõ nét hơn. Khoảng tháng thứ 10, bé có khả năng diễn đạt cử chỉ, nét mặt đi kèm với những từ bé nói. Ví dụ, nếu được bạn nhắc, bé sẽ nói “baibai” đi kèm với cử chỉ vẫy tay ngộ nghĩnh. Hoặc khi bạn mang đồ ăn đến, bé sẽ nói “măm măm” và khua tay mừng rối rít.

Một tuổi, bé có thể biết được khoảng 50 từ. Những từ (hoặc cụm từ) liên quan đến đồ vật hoặc người thân trong nhà như “mẹ”, “bà” sẽ được bé học thuộc sớm nhất.

14 tháng tuổi, bé có thể biểu hiện cảm xúc bằng ngữ điệu âm thanh. Khi tức giận, giọng nói của bé sẽ to hơn, hơi thở nhanh và gấp gáp hơn. Lúc vui vẻ, bé có giọng nói nhẹ nhàng đi kèm hơi thở chậm hơn.

Từ 18 đến 21 tháng tuổi, bé dần trở thành một chuyên gia ngôn ngữ. Bé quan tâm nhiều hơn đến những cuộc trò chuyện cùng cha mẹ; chẳng hạn, bé biết cách đặt ra nhiều câu hỏi để mong được giải đáp.

+ Bé biết đặt hai từ cạnh nhau để tạo thành một cụm từ có nghĩa.

+ Bé nhận ra những nhân vật quen thuộc có trong sách, truyện và cố gắng gọi tên chúng.

Từ 22 đến 24 tháng tuổi, bé có khả năng nhận diện chính xác tên đồ vật thân quen trong gia đình.

+ Bé có thể phối hợp nhiều từ với nhau dù chưa hoàn chỉnh về nghĩa. Bé nói được khoảng 200 từ.

+ Bé có thể gọi tên những bộ phận khác nhau trên cơ thể.

+ Bé biết lắng nghe khi người xung quanh đang nói chuyện với nhau.

Mẹo giúp bé nói tốt

·         Đọc sách cho bé: Ngay khi bé chào đời, bạn nên duy trì thói quen nói chuyện với bé hàng ngày. Bé lớn hơn một chút, bạn nên đọc sách cho bé nghe. Bé chưa đủ khả năng để hiểu những câu chuyện bạn đọc nhưng điều này lại giúp bé phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên.

·         Giúp bé nhận diện đồ vật: Bạn có thể sưu tầm nhiều đồ chơi và giúp bé gọi tên chính xác món đồ. Cách tốt nhất là bạn vừa chỉ tay vào đồ vật vừa gọi tên để bé dễ nhớ. Với một đồ vật, bạn nên dùng nhiều tên gọi đồng nghĩa để bé phát triển kiến thức toàn diện hơn.

·         Nhắc lại những điều bé nói: Khi bé nói một từ hoặc một câu nào đó, bạn nên nhắc lại bằng âm điệu rõ ràng; chẳng hạn, nếu bé nói “sữa”, bạn có thể hỏi lại bé “Con muốn uống sữa phải không?”. Ngoài ra, bạn có thể dạy bé nói một câu hoàn chỉnh bằng cách gợi ý bé bắt chước theo bạn; ví dụ, bạn có thể yêu cầu bé phát âm theo những câu như “Mũ màu hồng này là của con”, “Mẹ ơi, con đói”….



 
 

Theo Mother&Baby
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Cần làm gì khi trẻ em sốt
Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Những lỗi cần tránh khi chăm bé ăn
Trẻ sơ sinh và giấc ngủ
Dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con bú
Các món cháo cho bé trên 10 tháng tuổi
CHÁO LƯƠN CHO BÉ
NHỮNG MÓN CHÁO DÀNH CHO BÉ TỪ 6-9 THÁNG TUỔI
Những thay đổi tâm sinh lý sau khi sinh
Kiểm tra bé trong tuần đầu
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email