Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Những thay đổi tâm sinh lý sau khi sinh
Ngày cập nhật:  19/03/2010 09:59:26
Sau khi sinh các bà mẹ thường có những thay đổi nhất là về mặt tâm lý. Cảm giác lo âu, bất an về tinh thần cũng như các thay đổi về cơ thể làm các bà mẹ trẻ cảm thấy căng thẳng dẫn đến tình trạng mất ngủ, kém ăn, hay buồn bực cáu gắt. Vì vậy để các bà mẹ yên tâm với những thay đổi về tâm sinh lý của mình sau khi sinh, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về vấn đề này


 


1. Những thay đổi cơ thể và tâm sinh lý sau khi sinh
  
A. Những thay đổi cơ thể sau khi sinh:

    * Ngay sau khi sinh:

    + Hệ tiêu hóa hoạt động trì trệ, bạn có thể bị đầy hơi, chướng bụng, táo bón.
    + Bạn bị mất cảm giác muốn đi tiểu và có thể dẫn đến hiện tượng bàng quang căng đầy, đôi khi có thể đẩy tử cung lên và gây băng huyết sau khi sinh

    * Trường hợp sinh thường: Bạn sẽ bị đau, mỏi vai, hông và hai bắp đùi.

    * Trường hợp sinh mổ: bạn sẽ bị những cơn đau thành bụng quanh vết mổ nên khó trở mình, ngôi dậy và đi lại. Vì sợ đau nên bạn có thể lười vận động, ngại đứng lên tập đi. Điều này có thể gây ứ huyết trong tử cung, làm tăng những cơn đau tử cung.

    * Hai bầu vú
: sẽ to hơn, căng sữa để sẵng sàng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ

    * Tử cung: thu nhỏ lại dần cả về kích thước lẫn trọng lượng.

    + Ngay sau khi sinh: tử cung to bằng quả bưởi và nặng 1000gram.
    + Hai tuần sau khi sinh: tử cung thu nhỏ lại bằng quả cam và nặng khoảng 200gram
    + Sáu tuần sau khi sinh: tử cung thu nhỏ lại còn bằng quả trứng gà nặng 70gram.

    * Sản dịch: giảm dần về lượng dịch tiết có màu sắc nhạt dần.

    + Trong 5 ngày đầu: lượng sản dịch nhiều và có màu đỏ thẩm
    + Trong 10 ngày tiếp theo: lượng sản dịch giảm dần, có màu hồng rồi chuyển sang hồng nhạt và cuối cùng là không màu.

    * Cơ thể bạn: sẽ tăng tích mỡ để tăng tạo sữa nuôi con.

    * Lớp cơ thành bụng: sau khi sinh sẽ bị mềm và nhão, bạn cần luyện tập thể dục hợp lý và có thời gian để cơ bụng có thể săn chắc trở lại.

    * Trong thời gian mang thai: hệ xương của bạn trở nên mềm và xốp, bạn cần phải ăn uống những thực phẩm giàu canxi để bổ xung canxi cho xương, giúp xương cứng chắc trở lại.

    * Kinh nguyệt: có thể xuất hiện trở lại sau 6 hay 8 tuần, một số trường hợp cho con bú mẹ hoàn toàn thì kinh nguyệt có thể xuất hiện trở lại chậm hơn sau 3 hay 4 tháng. Bạn nên nhớ bạn có thể mang thai ngay sau khi kinh nguyệt xuất hiện trở lại mặc dù bạn vẫn đang cho con bú, bạn cần có các biện pháp ngừa thai thích hợp nếu chưa muốn có con tiếp.
    Theo thời gian, toàn bộ cơ thể bạn sẽ dần trở về trạng thái như trước khi có thai.

B. Những thay đổi về tâm lý sau khi sinh:


    * Tình trạng mất cân bằng sinh lý sau khi sinh:

    + Thông thường, ngay sau khi em bé chào đời, bạn sẽ bị rất nhiều cảm xúc tác động. Hầu hết các bà mẹ thường cảm thấy băn khoăn lo lắng, bị rơi vào tình trạng hụt hẫng, không tự chủ được cảm xúc, đôi khi muốn khóc vì cảm giác bơ vơ.
    + Tình trạng này thường xảy ra khoảng 1 tuần sau khi sinh, và khi bạn chia sẽ tâm sự này với những người thân yêu xung quanh thì bạn lập tức cảm thấy thoải mái và an tâm trở lại.
    * Tình trạng suy sụp tinh thần sau khi sinh: cần phân biệt với tình trạng mất cân bằng tâm lý sau khi sinh.
    + Tình trạng suy sụp tinh thần thường xảy ra sau vài tháng.
    + Thông thường, bà mẹ sẽ cảm thấy đau buồn, bất lực, sợ hãi và giận dữ nhắm vào bản thân, chồng hay bất cứ ai ở bên cạnh, ngay cả em bé đôi khi cũng là cái đích trút giận của mẹ bé.
    + Sự suy sụp tinh thần sẽ làm cho bà mẹ trở nên ngày càng yếu ớt cả về thể chất lẫn tinh thần, trường hợp nặng có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và con.
    + Điều đáng quan tâm là các triệu chứng suy sụp tinh thần sẽ xuất hiện âm thầm, từ từ và ngày càng trở nên trầm trọng như sau:

    Đầu tiên bà mẹ sẽ cảm thấy mất đi niềm vui sống.
    Khó ngủ, mất ngủ.
    Chán ăn hay ăn uống vô độ
    Không tập trung, lãnh đạm thờ ơ
    Không kiềm chế được cảm xúc, chán đời, tuyệt vọng.

    Lời khuyên cho các bà mẹ là: khi nhận thấy các triệu chứng trên bắt đầu xuất hiện, bà mẹ cần tìm ngay sự chia sẻ và giúp đỡ từ ông xã, người thân hay bè bạn. Nếu tình trạng không thuyên giảm mà trở nên trầm trọng hơn, bà mẹ cần đến gặp bác sĩ để có những hỗ trợ chuyên môn để điều trị tình trạng suy sụp tinh thần.

2. Các chăm sóc cần thiết sau khi sinh:
 


A. Chăm sóc vệ sinh cá nhân:

    * Bạn cần tắm rửa, thay áo quần mỗi ngày bằng nước ấm, nhà tắm cần lưu ý phải kín gió
    * Thay băng vệ sinh 4-6 giờ/lần, nhất là sau khi đại tiện.
    * Tập ngồi dậy, vận động, đi lại sớm để đẩy sạch sản dịch ra ngoài.
    * Bạn và bé nằm ở chỗ thoáng mát, có ánh sáng tự nhiên. Bạn cần lưu ý là không nằm than.
    * Quần áo của cả mẹ và con giặt xong cần phơi ngoài nắng cho vệ sinh.

B. Chăm sóc dinh dưỡng:

    Ngay từ khi mang thai, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất và tăng cân tốt từ (10-12 kg) đó là nguồn dự trữ mỡ để sản xuất sữa sau khi sinh. Khi nuôi con bú để đảm bảo nguồn sữa mẹ tốt cả về chất là lượng, bạn cần lưu ý:

    + Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống cân đối, đầy đủ cả chất đạm, sắt, I ốt và canxi. Ngoài ra trong sữa mẹ nước chiếm 90% nên để có nhiều sữa người mẹ cần uống nhiều nước hay sữa.
    + Tránh uống các chất kích thích như bia, rượu, cà phê… Không ăn các thực phẩm có nhiều gia vị như hành, tiêu, tỏi, ớt…
    + Dùng bất cứ loại thuốc nào cùng phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

C. Chăm sóc giấc ngủ:

    * Hầu hết các bà mẹ sau khi sinh em bé đều bị thiếu ngủ. Bạn sẽ rất mệt mỏi và tập trung nếu không được ngủ đủ giấc. Việc chăm sóc em bé là rất quan trọng và tất cả các em bé đều muốn tự tay mình chăm sóc con, tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe và giấc ngủ cho mình, bạn hãy cùng chia sẽ việc chăm sóc bé với chồng và người thân.
    * Hiểu biết về nhịp sinh lý và giấc ngủ của bé cũng giúp bạn rất nhiều trong việc điều chỉnh đồng hồ sinh học của mình. Thông thường bé sẽ thức từ 4-6 giờ mỗi ngày, mỗi lần thức khoảng 1 giờ, giấc ngủ của bé thường khoảng từ 2-4 giờ. Như vậy ngoài giấc ngủ ban đêm, bạn có thể sắp xếp thêm các giấc ngủ ban ngày và giữ tinh thần thoải mái thì bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
 

VAM
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Kiểm tra bé trong tuần đầu
Chăm sóc đặc biệt cho trẻ suy dinh dưỡng
Làm thế nào cho trẻ ăn bổ sung hợp lý?
5 bí kíp giúp bé thông minh nổi bật
10 loại thực phẩm giúp trẻ thông minh hơn
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email