Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Chăm sóc đặc biệt cho trẻ suy dinh dưỡng
Ngày cập nhật:  06/01/2010 22:11:37
Hiện nay, theo ước tính của tổ chức y tế thế giới, đang có khoảng 500 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng và hàng năm có 12,9 triệu trẻ chết vì bệnh tật. Trong đó, suy dinh dưỡng có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp chiếm tới 30%.


Tại sao trẻ bị suy dinh dưỡng?

Do sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng: Trẻ không được nuôi đúng phương pháp khi thiếu hoặc không có sữa mẹ; Ăn sam (ăn bổ sung) không đúng cả về số lượng và chất lượng, chưa biết cách chế biến thức ăn cho trẻ; Thời gian ăn bổ sung quá muộn hoặc quá sớm; Cai sữa mẹ sớm.

Do nhiễm khuẩn: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, biến chứng sau các bệnh sởi, lỵ… Đặc biệt, bệnh tiêu chảy kéo dài là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy dinh dưỡng do nhiểm khuẩn. Dinh dưỡng và nhiễm khuẩn tạo thành vòng xoáy bệnh lý vì suy dinh dưỡng làm tăng tính cảm thụ đối với nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn làm cho suy dinh dưỡng nặng thêm.

Các yếu tố thuận lợi: Trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc các dị tật bẩm sinh. Gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, đông con, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Dịch vụ chăm sóc y tế kém.
 


Nhận biết trẻ suy dinh dưỡng?

Bằng cách theo dõi cân nặng hàng tháng và ghi lại trên biểu đồ phát triển. Khi đường biểu diễn cân nặng có xu hướng nằm ngang hoặc đi xuống là trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng dù đường biểu diễn vẫn nằm tại kênh A.

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng?

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn: Tăng dần lượng calo từ 90-150 kcalo/kg/ngày, và tăng dần lượng protein từ 2g/kg cân nặng lên 5-7g/kg cân nặng/ngày. Chất lượng protein nên dùng các loại có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… Ngoài ra có thể dùng các protein có nguồn gốc thực vật như: đậu, đỗ, lạc, vừng...

Phương pháp hóa lỏng thức ăn để phục hồi trẻ suy dinh dưỡng: Ở nước ta cũng như một số nước đang phát triển, thức ăn dùng để bổ sung cho trẻ thường dựa vào nguồn thực phẩm giàu tinh bột như: gạo, mỳ, ngô, khoai… tinh bột ở các loại thức ăn này phần lớn ở dạng không hòa bột, khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ trương nở, liên kết với nước trở thành dạng đặc sánh làm trẻ rất khó nuốt.

Đối với trẻ suy dinh dưỡng lại càng khó hơn vì trẻ thường hay chán ăn. Để khắc phục tình trạng này, có thể sử dụng dầu, mỡ cho thêm vào khẩu phần ăn của trẻ, nhưng nếu cho nhiều thì trẻ lại bị rối loạn tiêu hóa.

Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, muốn nhanh chóng hồi phục tình trạng dinh dưỡng của trẻ, phải tăng lượng protein hơn nhu cầu bình thường, nhưng trẻ lại chán ăn và ăn ít. Để khắc phục tình trạng này, có thể dùng các loại bột giàu men tiêu hóa, dùng bột mộng, làm từ hạt nảy mầm như đỗ, ngô, lúa hoặc dùng giá đậu xanh để nấu bột, nấu cháo (cứ 10g bột cho 10g giá đỗ).


 

Theo Gia đình và Xã hội
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
5 bí kíp giúp bé thông minh nổi bật
10 loại thực phẩm giúp trẻ thông minh hơn
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email