Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Những điều cần biết về giáo dưỡng thai nhi
Ngày cập nhật:  10/07/2010 10:46:59
Từ khi bắt đầu thụ thai thì mọi hoạt động của người mẹ đều ảnh hưởng đến thai nhi về thể chất cũng như tinh thần .Một thể chất mạnh khỏe và tâm trạng vui tươi không buồn phiền của người mẹ là cách tốt nhất để thai nhi phát triển khỏe mạnh , không bệnh tật sau khi chào đời.

Vì vậy, việc chăm sóc thể chất và tinh thần cho trẻ cần được bắt đầu không phải khi trẻ được sinh ra mà là từ giai đoạn "9 tháng 10 ngày". Quá trình này được gọi là giáo dưỡng thai nhi, nghĩa là sử dụng các biện pháp tăng cường thể lực và tâm lý cho bà mẹ, qua đó tác động đến em bé.       
Theo Ngũ tạng luận (một y thư cổ), quá trình phát triển của thai nhi diễn tiến như sau: Tinh cha huyết mẹ kết hợp với nhau sau 1 tháng phát triển thành thủy phôi; sau 2 tháng được gọi là thủy cao; 3 tháng thành thủy thai; 4 tháng bắt đầu xuất hiện huyết mạch; 5 tháng hình thành khí và ngũ tạng; 6 tháng hình thành gân; 7 tháng có đủ xương, 8 tháng đủ da, 9 tháng có lông tóc và lục phủ.
Trong quá trình này, thai nhi và người mẹ tuy hai mà một, có liên quan rất mật thiết. Mẹ nóng ắt thai nhiệt, mẹ lạnh ắt thai hàn, mẹ yếu ắt thai nhược, mẹ khoẻ ắt thai cường. Mọi sự thay đổi ở người mẹ đều ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Để thai nhi có được những tác động tốt, người mẹ cần lưu ý một số điều sau:

1. Giữ cho tâm trí thoải mái
 



Y học cổ truyển cho rằng thai nhi sống bằng khí của người mẹ; hai mẹ con hô hấp tương thông, vui buồn tương ứng. Nếu người mẹ có tâm trạng không tốt, khí không thuận hoà, thai nhi sẽ bị bệnh tật. Sách Tăng bổ địa sinh yếu chỉ viết: "Phải tránh nóng nảy, tức giận. Sau khi thụ thai, nhất thiết không nên có hành vi mắng chửi, đánh đập; vì khí mà điều hoà thì thai bình an, khí rối ren thì thai bệnh tật".
Phụ nữ mang thai phải chủ động tự điều hoà tâm trạng, giữ cho mình luôn thanh thản, lạc quan, không quá buồn rầu chán nản, cũng không quá phấn chấn hay sợ hãi. Gia đình phải tạo cho họ môi trường sống thuận lợi, êm ấm và vui tươi.

2 Ăn uống điều độ và hợp lý

Thai phụ cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn người bình thường, nhưng không nên gặp gì ăn nấy. Cần chọn những thực phẩm thanh đạm và dễ tiêu; kiêng những thứ quá béo, quá ngọt hoặc các đồ sống, lạnh, cay, chua vì những thức ăn này dễ làm hại đến tỳ vị, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Sách Vạn thỉ nữ khoa viết: "Đối với phụ nữ mang thai, điều đáng kiêng kỵ nhất là ăn uống quá no nê. Phải ăn nhạt, tránh những thứ quá nóng hoặc quá lạnh, giữ cho khí huyết thanh khiết, dịu êm. Như vậy, thai sẽ yên ổn, con sinh ra sẽ khoẻ mạnh".

3. Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Khi mang thai, nhịp độ làm việc, nghỉ ngơi phải luôn đều đặn và điều hoà, không nên quá an nhàn nhưng cũng không nên quá tham công tiếc việc, khiến cơ thể mệt mỏi. Nếu an nhàn quá, khí huyết sẽ trệ; mệt mỏi quá, khí huyết sẽ suy, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Sách Vạn thị phụ nhân khoa khuyên: "Sau khi thụ thai, phụ nữ nên thường xuyên đi lại để khí huyết dễ lưu thông, trăm mạch thông suốt, việc khai hoa nở nhị được dễ dàng. Nếu thích nghỉ ngại làm, thích tĩnh ngại động, khí huyết sẽ đình trệ, dẫn đến khó đẻ".

4. Luôn có ý thức bảo vệ thai nhi

Bảo vệ thai nghĩa là tránh cho thai khỏi các tác động xấu của ngoại cảnh, chẳng hạn như các chấn thương, hoá chất độc, thuốc. Theo y học cổ truyền, bất cứ dược liệu nào nếu dùng không đúng cũng đều gây hại, kể cả các thuốc bổ như nhân sâm. Vì vậy, thai phụ không được tự ý dùng thuốc mà phải hỏi bác sĩ.
Khi đi đứng, làm việc, nên nhẹ nhàng thận trọng, tránh va đập hoặc vấp ngã. Khi tình huống này xảy ra, nhất thiết phải đến bác sĩ để khám và xử lý.


 

Theo Sức Khoẻ & Đời Sống
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
6 lưu ý khi người phụ nữ mang thai
Phòng tránh bệnh mùa hè cho thai phụ
Bà bầu làm việc: Nên và Không nên
9 cách đoán biết bà bầu sẽ sinh đôi
Vai trò của vitamin trong thời kỳ mang thai
Khi mang thai phụ nữ phải kiêng kị những gì?
Khắc phục chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai
Chăm sóc sức khỏe bà bầu khi đông về
Tê ngón tay khi mang thai
Món ăn, bài thuốc dưỡng thai, an thai
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email