Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Chăm sóc sức khỏe bà bầu khi đông về
Ngày cập nhật:  03/12/2009 15:13:10
Thời tiết lạnh dễ tạo điều kiện cho nhiều bệnh xuất hiện, chăm sóc sức khỏe bà bầu khi đông về là một cách tốt để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và con.


1. Lưu ý việc giữ ấm cơ thể

Mùa đông, nhiệt độ môi trường giảm cũng đồng nghĩa với nguy cơ bị cảm lạnh tăng cao. Điều này không tốt cho sức khoẻ của người mẹ cũng như thai nhi.

Nhiệt độ thích hợp cho phòng ngủ và làm việc của phụ nữ mang thai là từ 21-24oC. Ngoài ra, cũng cần đảm bảo sự thông thoáng của căn phòng. Môi trường ẩm ướt, không khí không được lưu thông sẽ có hại cho hệ hô hấp của người mẹ, từ đó dễ dẫn tới tình trạng ngạt thai nhi hoặc sinh non...

Việc sử dụng các thiết bị sưởi ấm trong phòng là rất cần thiết. Tuy nhiên, các bà bầu cũng cần lưu ý tuyệt đối không sử dụng loại chăn điện để sưởi ấm, nhất là trong 3 tháng mang thai đầu tiên, vì sóng điện từ sản sinh trong quá trình sử dụng chăn có thể gây nên những ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và thai nhi.

Khi đi dạo hoặc thể dục, các bà bầu cũng cần chú ý mặc áo ấm. Quá trình đi dạo có thể gây nên cảm giác nóng và đổ mồ hôi. Lúc đó, không nên cởi ngay áo ra vì không khí lạnh và khô bên ngoài sẽ đẩy nhanh quá trình thấm ngược mồ hôi vào cơ thể, dễ gây ra cảm lạnh. Bạn chỉ nên cởi bớt áo sau khi về nhà hoặc nơi kín gió.
 


2. Đảm bảo dinh dưỡng cân bằng

Thời tiết khô hanh của mùa đông có thể làm đẩy nhanh quá trình mất nước của cơ thể. Lúc này, các bà bầu nên tăng cường uống nước. Nhưng cần chú ý là không uống nước lạnh hoặc nước đá mà chỉ nên uống nước ấm để tránh ho và viêm họng.

Việc cân bằng dinh dưỡng trong mùa lạnh đặc biệt quan trọng dựa trên nguyên tắc “tươi ngon và bổ dưỡng”. Các bà bầu nên tăng cường bổ sung một số loại thực phẩm chứa nhiều protein và nước như: thịt nạc, thịt gà, cá, trứng, sữa, các sản phẩm từ đậu nành, rau xanh, hoa quả...

Ngoài ra, một số sản phẩm sữa bổ sung dành cho các bà bầu  chứa nhiều probiotics cũng có tác dụng tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng cho cả mẹ và thai nhi.

3. Tăng cường luyện tập

Cái rét mùa đông thường làm các bà mẹ có tâm lý ngại luyện tập. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi.

Những ánh nắng hiếm hoi trong mùa đông là vô cùng quý giá. Các chứng minh đã chỉ ra rằng, việc thiếu vitamin D trong quá trình mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của xương và não bộ trẻ về sau này.

Vì vậy, các bà mẹ hãy tăng cường luyện tập để nâng cao sức khoẻ của mình. Thường xuyên đi bộ, mát xa cơ thể sẽ giúp giãn nở các cơ, tạo sự “nhẹ nhõm” cho cơ thể người mẹ, từ đó giúp quá trinh sinh con được dễ dàng hơn.

4. Quan tâm tới giấc ngủ

Những cảm giác khó chịu trong thời kỳ mang thai như: buồn nôn, ợ nóng, đi tiểu nhiều, mệt mỏi... đã làm “xáo trộn” giấc ngủ của thai phụ. Việc thiếu ngủ có thể làm suy giảm sức khoẻ của cả mẹ và bé.

Một giấc ngủ “chất lượng” giúp tăng cường sức đề kháng của thai phụ,  ngăn ngừa sự xâm nhập của các virus gây bệnh vào cơ thể.

Vì vậy, các bà bầu cần đặc biệt quan tâm tới giấc ngủ của mình trong mùa đông.  Hãy chọn loại đệm và chăn mình thích để có thể tìm tới giấc ngủ một cách dễ dàng. Nên chọn tư thế nằm thích hợp để không tạo sức ép cho thai nhi. Ngoài ra, những giấc ngủ ngắn trong ngày cũng có tác dụng tốt trong việc tăng khả năng nhanh nhạy, trí nhớ tốt hơn và giảm triệu chứng mệt mỏi trong thời kỳ thai nghén.

5. Duy trì tâm trạng tốt

Những bà mẹ vui vẻ sẽ sinh ra những em bé vui vẻ và mạnh khoẻ, vì vậy cố gắng luôn giữ cho mình một tâm trạng vui vẻ và thoải mái khi mang thai.

Sự lo lắng, buồn rầu có thể gây nên chứng căng thẳng thần kinh của thai phụ, từ đó có thể làm co thắt các cơ, gây hiện tượng sảy thai, sinh non hoặc khó sinh...

6. Tăng cường chăm sóc da

Cùng với sự lớn lên của thai nhi, các bà mẹ có thể gặp phải các rắc rối về da như: da khô, nứt nẻ, rạn da, da xỉn màu... Đó là kết quả của sự thay đổi nội tiết và các hoocmon sinh sản trong cơ thể người mẹ.

Thời tiết hanh khô của mùa đông có thể đẩy nhanh quá trình mất nước của cơ thể người mẹ, da dẻ sẽ trở nên khô hơn, gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Các bà mẹ tương lai có thể lựa chọn cho mình những loại kem dưỡng da chuyên dụng dành cho bà bầu nhằm ngăn ngừa hiện tượng rạn da và khô da.

Ngoài ra, cũng nên tăng cường ăn rau xanh và hoa quả trong bữa ăn hàng ngày để bổ sung nước và các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể người mẹ, ngăn ngừa tình trạng khô da.


 

Theo Dân trí
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Khi mang thai phụ nữ phải kiêng kị những gì?
Tê ngón tay khi mang thai
Món ăn, bài thuốc dưỡng thai, an thai
Đau ngực khi mang thai
4 chất bổ não thai nhi
Cách cho thai nhi nghe nhạc khoa học nhất
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email