Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Bà bầu làm việc: Nên và Không nên
Ngày cập nhật:  24/06/2010 10:38:59
Ngày nay người phụ nữ ngoài công việc gia đình họ còn đảm nhận những công việc ngoài xã hội,. Vì thế khi mang bầu họ vẫn đi làm bình thường để công việc không bị gián đoạn- Làm việc khi đang mang bầu có thể tạo ra những thử thách vô cùng thú vị cho bạn. Làm thế nào để bạn vẫn khỏe mạnh, không bị stress, kiểm soát được những cơn nghén và vẫn làm việc tốt? xin mời bạn tham khảo một số ý sau:


Ứng phó với chứng ốm nghén

Bất cứ ai đã từng bị ốm nghén đều hiểủ rằng bất cứ khi nào trong ngày bạn cũng có thể bị bởi nó không phân biệt được khi nào là đêm, khi nào là ngày. Đây là triệu chứng thai kì mà bạn cảm thấy kinh hoàng nhất. Vậy làm thế nào bạn có thể kiểm soát và ngăn chặn để nó không ảnh hưởng đến công việc hàng ngày?

Tránh những tác nhân gây khó chịu: Nếu mùi cà phê làm bạn muốn ói thì hãy tránh xa nhà bếp hoặc quán cà phê. Tránh những thức ăn làm bạn thấy nôn nao. Không có điều gì tệ hơn việc cứ 5 phút bạn lại phải chạy đi ói một lần.

Ăn nhẹ thường xuyên: Chia nhỏ bữa ăn và ăn thành nhiều bữa. Hãy ăn cả bim bim, ngậm kẹo hay vài giọt chanh.
Uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ khiến bạn ít buồn ói hơn. Hãy uống nước gừng để làm giảm cảm giác khó chịu.
Chậm chạp một chút cũng không sao: Cho phép bạn có thêm thời gian để sẵn sàng cho ngày mới. Nếu cứ vội vã lao đến công ty có thể khiến cho bạn muốn ói hơn.
Ngủ đủ giấc: Bạn càng mệt thì càng dễ cảm thấy muốn ói. Hãy đi ngủ sớm và đảm bảo ngủ ngon giấc trong đêm.
 

Hãy nghĩ giải lao đều đặn


Ứng phó với sự mệt mỏi

Mệt mỏi rất dễ xảy ra trong thai kì. Hãy dùng những cách sau để đối phó với triệu chứng này:

Nghỉ ngắn nhưng thường xuyên: Hãy giữ cho bản thân được thoải mái và tỉnh táo bằng cách nghỉ giải lao đều đặn. Bạn có thể đứng dậy đi lại vài vòng, thư giãn mắt để làm mắt đỡ căng thẳng.
Thay đổi lại thời gian biểu: Bạn có thể thấy mệt hơn vào buổi sáng hoặc buổi chiều và cảm giác không có đủ năng lượng để làm việc. Nếu thế thì hãy dành khoảng thời gian đó để làm những việc ít đòi hỏi hơn.
Giảm các hoạt động ngoài trời: Điều này giúp bạn có cơ hội được nghỉ ngơi nhiều hơn khi ngày làm việc kết thúc. Bạn có thể mua hàng trực tuyến hay thuê người lau dọn nhà cửa và chăm sóc vườn tược.
Tập thể dục đều đặn: Mặc dù tập thể dục có là điều cuối cùng bạn nghĩ tới cuối một ngày nhưng nó lại giúp bạn nâng cao được năng lượng, đặc biệt là khi bạn ngồi ở bàn cả ngày. Đi dạo sau giờ làm việc hay tham gia lớp thể dục trước khi sinh là một ý kiến hay.
 

Hãy nhớ là đi giày bệt để chân được thoải mái


Hãy thoải mái

Chẳng có điều gì tồi tệ hơn việc bị khó chịu khi làm việc. Do đó, hãy lưu ý những điểm sau:

Ngồi: Một chiếc ghế chắc chắn có chỗ để tay, đệm sau lưng sẽ khiến cho việc phải ngồi một chỗ hàng giờ đồng hồ dễ chịu hơn. Bạn cần đặc biệt chú ý ở ba tháng cuối vì sẽ khó đi lại được mà vẫn cần thoải mái.
Đứng: Nếu công việc yêu cầu bạn phải đứng trong một thời gian dài thì máu rất dễ đổ dồn về chân, gây choáng váng và đau lưng. Hãy nghỉ ngơi thường xuyên để chân được nghỉ ngơi. Nhớ là phải đi giày đế bệt để chân được thoải mái.

Kiểm soát mức độ stress

Đối với nhiều người, stress rất khó kiểm soát. Bạn hãy cố gắng hạn chế stress bằng cách sau:

Lập danh sách: Lên danh sách sẽ giúp bạn biết ưu tiên việc gì trước, và có thể bỏ lại việc gì.
Nhờ giúp đỡ: Bạn có thể thoát khỏi vướng mắc khi nhờ đồng nghiệp hay bạn bè giúp sức.
Vui vẻ: Hãy cố thoải mái bất cứ khi nào có thể. Bạn có thể kể những chuyện vui vẻ với mọi người để xua tan bầu không khí căng thẳng chốn công sở.

 

Eva.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
9 cách đoán biết bà bầu sẽ sinh đôi
Khi mang thai phụ nữ phải kiêng kị những gì?
Khắc phục chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai
Chăm sóc sức khỏe bà bầu khi đông về
Tê ngón tay khi mang thai
Món ăn, bài thuốc dưỡng thai, an thai
Đau ngực khi mang thai
4 chất bổ não thai nhi
Cách cho thai nhi nghe nhạc khoa học nhất
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email