Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Cách cho thai nhi nghe nhạc khoa học nhất
Ngày cập nhật:  10/06/2009 09:16:17
Có lẽ bà bầu nào cũng băn khoăn, nên cho thai nhi nghe nhạc gì, nghe như thế nào cho hợp lý và khoa học? Với cường độ và thời gian ra sao? Eva cùng các bạn đi tìm câu trả lời các câu hỏi trên...
Nên cho bé nghe nhạc gì?

Nhạc cổ điển là lựa chọn số 1 của bạn. Những âm thanh nhẹ nhàng, du dương với tiết tấu mềm mại làm bà bầu và thai nhi cảm thấy dễ chịu hơn. Ví dụ như những bản sonat, conceston của Beethoven, Mozart, thể loại Baroque của Vivaldi, Teleman và Handel, những bài đồng dao, hát ru dân gian… Âm thanh lộn xộn của Rap, Rock thật sự là không phù hợp và làm cho chức năng não bộ của bé bị thay đổi không tích cực, tâm tính không ổn định.
 
Nào mẹ con mình cùng nghe nhạc nhé
 

Bạn cũng nên lựa chọn những loại nhạc có âm thanh vui nhộn, ca từ trong sáng, mượt mà. Tâm trạng của mẹ bé tốt, bé cũng sẽ “thơm” lây.

Nghe vào thời điểm nào?

Theo các nhà khoa học thì bà bầu bắt đầu cho thai nhi nghe nhạc vào khoảng tuần thứ 22 trở đi. Cụ thể các giai đoạn nghe theo cách phân chia như sau:

Một điều đặc biệt các bà bầu cần lưu ý là thai nhi thường thức giấc khi bạn thư giãn và ngủ khi bạn hoạt động nên bạn chọn thời điểm cho thai nhi nghe là vào lúc bé thức giấc. Thời điểm nghe có thể là lúc bạn nằm thư giãn trên giường hoặc trong bồn tắm.
 

 

Mẹ mong con trở thành một người biết sống có ích

 
Đồng thời, nhẹ nhàng xoa đều bụng bầu để bé cảm thấy hơi ấm từ bàn tay bạn. Còn gì thích bằng khi được chìm mình trong một giai điệu du dương và cảm nhận tình yêu thương từ mẹ…

Nghe bằng tai nghe hay bật loa to?

Có một số bà mẹ áp headphone vào bụng  để bé nghe dễ hơn, có bà mẹ lại bật loa thật to với mong muốn, bé ở trong kia sẽ tiếp xúc được với âm thanh. Vậy bà bầu nào biết cách nghe?
 


Được cảm nhận tình yêu thương của mẹ qua những giai điệu...


Tùy theo hoàn cảnh bạn có thể cho bé nghe bằng cả hai cách. Ở cơ quan, không được bật nhạc to chẳng hạn, bạn có thể dùng tai nghe chuyên dụng chỉ dành cho bà bầu có bán ở các cửa hàng áp vào bụng để cho bé nghe. Đôi khi, ở nhà, bạn có thể bật nhạc, nhún nhẩy theo giai điệu hoặc thì thầm lời hát với bé… Bé cảm nhận được sự yêu thương và cuộc sống trên thế gian thật tuyệt vời…
 


... và thông minh như chị bé nhé!


Chú ý: Tiến sỹ Rosalie Pratt, thuộc trường đại học Brighham Young, Utah cho rằng, nếu cho bé nghe bằng loa to thì âm lượng không nên mở quá 70 decibel. Âm thanh to quá sẽ khiến thai nhi giật mình khó chịu.

Nghe bao nhiêu thì đủ?

Thời gian nghe không quá 20 phút mỗi lần. Một ngày bạn có thể cho bé nghe từ 2-3 lần.
 

 
 

 

 

eva.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Tê ngón tay khi mang thai
Món ăn, bài thuốc dưỡng thai, an thai
Đau ngực khi mang thai
4 chất bổ não thai nhi
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email