Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Ngày cập nhật:  01/04/2019 15:45:38
Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
TẦM SOÁT TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường là khi nội tiết tố insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động cơ thể con người, hoặc cơ thể không chuyển hoá tốt insulin. Glucose là chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, lượng đường glucose không thể di chuyển một mình từ mạch máu vào tế bào mà phải cần insulin hỗ trợ trong quá trình vận chuyển. Chúng ta bị bệnh tiểu đường là do có quá nhiều lượng đường vào mạch máu và các biến chứng từ đó phát sinh.

Bệnh tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở khoảng 5% phụ nữ mang thai. Bệnh tiều đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường chia thành hai loại: bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai và thường chấm dứt sau khi em bé chào đời.

Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ:

Bạn có thể không biết cho đến khi bạn kiểm tra nước tiểu và lượng đường. Vài phụ nữ có những triệu chứng tương tự như sau khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2:

Thường xuyên khát nước. Thức giấc giữa đêm để uống nước thật nhiều.

Đi tiểu ra nhiều nước và có nhu cầu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.

Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc/kem xức chống khuẩn thông thường.

Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành.

Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.

Mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến con không?

Nếu mẹ bầu bị tiểu đường khi mang thai hoặc không thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, kiểm soát tốt đường huyết sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng:

Bé bị thừa cân. Mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ tăng nguy cơ bé bị chứng “macrosomic” và thường sẽ phải sinh mổ do thai quá to, nếu sinh thường, nhiều khả năng bé sẽ bị gãy xương hoặc tổn thương dây thần kinh. Em bé còn có nhiều khả năng béo phì khi trưởng thành.

Bé có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, vàng da, đa hồng cầu, giảm canxi máu và chức năng tim bị ảnh hưởng.

Lượng đường máu của thai nhi thấp sẽ gây hạ đường huyết và các biến chứng nghiêm trọng như co giật, hôn mê, tổn thương não.

Tiền sản giật: những mẹ bầu khi mang thai bị béo phì hoặc tiểu đường không được kiểm soát tốt thường có nguy cơ tiền sản giật cao.

Khi nào mẹ bầu cần tầm soát phát hiện tiểu đường thai kỳ?

Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, quá trình và hoạt động liên quan đến việc sản sinh insulin đều bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản. Đây là nguyên nhân tại sao việc kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ được yêu cầu theo định kỳ đối với phụ nữ mang thai dù họ có tiền sử bệnh hay không. Thời điểm xuất hiện bệnh thông thường từ tuần mang thai thứ 24 – 28, mặc dù vẫn có thể có những triệu chứng vài tuần trước hoặc sau giai đoạn này.

Xét nghiệm tầm soát tiểu đường thai kỳ

Tuần thai thứ 22-24 là thời điểm mẹ bầu cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm thử glucose đầu tiên để sàng lọc các nguy cơ xem có cần kiểm tra tiếp hay không. Nếu kết quả thử glucose dương tính, chưa thể kết luận được bạn có mắc tiểu đường hay không. Chỉ khoảng 30% phụ nữ có kết quả xét nghiệm glucose dương tính thực sự bị tiểu đường thai kỳ. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm dung nạp glucose để có kết quả chắc chắn.

Thời điểm tốt nhất để xét nghiệm dung nạp glucose là vào sáng sớm khi bụng đang trống rỗng. Các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra đường huyết lúc đói trước khi mẹ bầu uống một lượng dung dịch glucose nữa. Cách một giờ, mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu. Sau 3 lần lấy máu, nếu có 2 kết quả dương tính trở lên, có thể kết luận bạn đã mắc tiểu đường thai kỳ.

In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Ba tháng đầu thai kỳ mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào?
Ba tháng đầu thai kỳ mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào?
Sảy thai liên tiếp: những điều cần biết
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON
TẠI SAO PHẢI KHÁM SÀN CHẬU SAU SINH
Dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần của thai phụ
Khi nào có thể mang thai sau khi sinh mổ?
Khi nào có thể mang thai sau khi sinh mổ?
Chuyên gia sản khoa: Xét nghiệm máu mẹ bầu để phát hiện dị tật sớm cho con
Bệnh ngứa ở các bà bầu
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email