Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Khi em bé trong bụng không cựa quậy
Ngày cập nhật:  03/01/2012 10:24:13
Bạn thường xuyên cảm nhận thai máy với những cú đạp của bé vào thành bụng, nhưng nếu một ngày bạn không thấy những tín hiệu đó thì sao?


 



Những cú huých, đạp của bé vào thành bụng khiến bạn bật cười và tự hỏi siêu quậy nhí đang tung hoành kiểu gì ở trong đấy. Những tín hiệu đó chính là kênh giao tiếp từ thai nhi để bạn nhận biết sinh linh bé bỏng đang phát triển khỏe mạnh. Có lúc thai cử động như gợn sóng nhẹ, có khi rất mạnh làm bạn đau thốn ở bụng, nhưng bạn rất vui và yên tâm. Tuy nhiên, nếu một lúc nào đó chờ mãi không thấy dấu hiệu thai máy, bạn phải làm sao?

Những dấu hiệu không nên xem thường

Thông thường, thai nhi bắt đầu cử động từ tuần thứ bảy hoặc tám, nhưng bạn chỉ có thể cảm nhận được thai máy từ tuần thứ 16 – 22 trở đi. Thai máy là những cử động gần giống như nhịp gõ vào thành bụng hay cảm giác lúng búng trong bụng. Bạn có thể cảm nhận cử động thai giống như cảm giác bướm vỗ cánh bay hay bắp rang đang bung. Những tín hiệu đó sẽ trở nên rõ ràng hơn khi bạn ngồi hoặc nằm im.

Phụ nữ có thể trạng gầy có thể cảm nhận thai máy sớm và thường xuyên hơn người dư cân. Khi thai từ 30 – 38 tuần, cử động thai sẽ đạt đến đỉnh cao, trong một ngày đêm có thể hơn 130 lần.

Nếu thai máy yếu hoặc không máy như bình thường, bạn cần đến bác sĩ ngay vì đó là dấu hiệu báo động sức khỏe thai nhi đang nguy cấp. Những mối nguy bao gồm thai bị thiếu ối, thiếu ô-xy hay nhau thai có vấn đề.

Bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Phòng khám Quốc tế Victoria, cho biết: “Khi người mẹ nhận thấy thai không máy cùng các triệu chứng như nôn mửa, căng vú cũng giảm đi, xuất huyết âm đạo hay những cơn co thắt tử cung thì phải gặp ngay bác sĩ sản phụ khoa hoặc siêu âm để đánh giá hoạt động của tim thai. Thai không máy là dấu hiệu nguy cơ thai chết lưu. Nguy cơ này sẽ rất lớn nếu mẹ hút thuốc (gây tăng nguy cơ ngưng cung cấp chất dinh dưỡng qua nhau thai đến 50%), uống rượu, bị tiền sản giật, tiền căn thai chết lưu trong kỳ trước, thai quá ngày, song thai cùng ối, tăng huyết áp trong thai kỳ hay sa dây rốn.
 
Để phòng tránh, thai phụ nên khám thai đều đặn, đặc biệt sau 36 tuần phải theo dõi hàng tuần. Đối với những thai kỳ có nguy cơ cao như thai chậm phát triển trong tử cung, cao huyết áp trong thai kỳ, tiền sản giật, song thai, thai quá ngày, thai phụ cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ.

Tuy nhiên, đã có trường hợp thai phụ đến ngày khám thai định kỳ, thậm chí đến lúc vào sinh theo ngày dự sinh mới phát hiện thai đã chết lưu. Vì thế, người mẹ cần để ý đếm cử động thai.

Cách theo dõi máy thai

Trong khoảng thời gian đầu của ba tháng giữa thai kỳ, có thể bạn thấy thai máy không thường xuyên, có ngày máy nhiều, có ngày máy ít.

Bạn cũng không nên quá lo lắng nếu có cảm giác khác bạn bè hay người thân có bầu cùng giai đoạn, bởi mỗi em bé có thời gian biểu và cách vận động riêng. Lý do là những cử động đó chưa đủ mạnh để bạn cảm nhận được.

Từ tuần thứ 28 trở đi, cử động thai sẽ mạnh hơn và thường xuyên hơn. Từ lúc này, bạn nên đếm cử động thai. Cách tốt nhất là bạn hãy dành một giờ mỗi ngày để đếm (giờ mà bạn thường cảm thấy thai máy nhiều nhất).

Thai nhi khỏe mạnh thường có hơn bốn lần cử động trong một giờ. Nếu thai chỉ có ba cử động trong một giờ, người mẹ nên đếm thêm một giờ nữa vì thai nhi có thể ngủ.

Trong giờ kế tiếp, thai vẫn cử động ba lần hay ít hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ. Bạn sẽ được chỉ định siêu âm, đo tim thai và đếm cử động thai Non Stress Test (NST). Dựa trên các kết quả kiểm tra và thăm khám, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp cho bạn.

Để phòng ngừa các nguy cơ sẩy thai, thai chết non, người mẹ nên lưu ý:

Giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách không hút thuốc, uống rượu, tự tiện dùng thuốc. Bạn nên theo dõi thai kỳ và đi khám thai định kỳ, thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm thai theo lịch hẹn của bác sĩ. Việc người mẹ tuân theo lời dặn dò sẽ giúp các chuyên viên y tế theo dõi và xử lý kịp thời những dấu hiệu bệnh lý.

Từ tuần thứ 28, bạn tập thói quen ghi lại cử động thai vào một quyển sổ, ví dụ như:

-Ngày/tháng: 9:10 – 10:30. Tổng cộng cử động 7 lần.

- Ngày/tháng: 12:00 – 12:45. Tổng cộng cử động 4 lần.

- Ngày/tháng: 9:00 – 10:00. Tổng cộng cử động 5 lần.
 

Theo Gia đình & Xã hội
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Mẹ bầu bị tê ngón tay?
8 điều tối kỵ với bà bầu sắp sinh
Ưu và nhược điểm của siêu âm 2D, 3D, 4D khi có bầu
Thai nhi to lớn có tốt không?
Cẩn trọng với 10 triệu chứng xấu khi bầu bí
Bé cứng cáp từ trong bụng mẹ
Cần biết về suy thai
Phù nề ở thai phụ
Cách dự đoán giới tính của thai nhi trong dân gian
Dễ sẩy thai nếu ngồi máy tính quá 20 giờ mỗi tuần
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email