Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Phòng ngừa một số bệnh nhiễm độc thai nghén
Ngày cập nhật:  08/10/2010 16:17:27
Trong thời gian mang thai, người mẹ cần có một thể lực khỏe mạnh để thai nhi phát triển tốt.Thế nhưng quá trình thai nghén sẽ làm sức đề kháng của bạn giảm đi rất nhiều, vì vậy các thai phụ đễ mắc một số bệnh nhiễm khuẩn. Ở đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bà mẹ cách phòng ngừa một số bệnh nhiễm độc thai nghén thường xảy ra để bạn tham khảo.



Nhiễm Toxoplasmosis
Toxoplasma là một dạng bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi ký sinh trùng có tên là Toxoplasma Gondii. Chúng ký sinh ở sữa chưa tiệt trùng và chất thải của vật nuôi trong nhà.  Ký sinh trùng này sinh sôi nảy nở trong ruột chó, mèo và lây nhiễm thông qua phân, thường ở những nơi kín đáo hoặc đất ngoài sân vườn. Bạn thường bị nhiễm khi cầm phải các vật nơi chó, mèo thường “đi bậy” hoặc làm vườn nơi có phân mèo. Thai nhi khi bị nhiễm khuẩn dễ bị mù, tổn thương não, chết lưu…
 
 



Chỉ có 1/500 phụ nữ bị ảnh hưởng bởi ký sinh trùng này trong quá trình mang thai, một số khác thì cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại Toxoplasma nên bạn được miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn không nằm trong số những người có thể nhiễm bệnh.
Cách phòng tránh:
* Sử dụng găng tay để làm vườn.
* Rửa trái cây, rau và salad (kể cả salad đóng gói).
* Rửa tay sau khi cầm thịt sống, nấu chín thịt, không ăn thịt tái.
* Không dùng sữa chưa tiệt trùng.
Điều trị: Nhiều phụ nữ đã miễn dịch với nó nhưng không có nghĩa là bạn không nằm trong số những người rủi ro mắc phải. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng gần như cảm cúm, đau nhức cơ thể.thì hãy khám bác sĩ, xét nghiệm máu để được điều trị kịp thời.

Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS)
Đây là loại vi khuẩn tồn tại trong khoảng 30% ở người lớn và khoảng 25% ở âm đạo phụ nữ. Phần lớn, chúng ta đều không nhận thức được mình mang bệnh vì chúng không gây bất cứ triệu chứng nào, rất khó có thể nhận ra. GBS gây ra nhiễm độc máu, viêm phổi, viêm màng não ở thai nhi.
Cách phòng tránh:

Khi thai ở tuần 35-37, có thể bạn sẽ được yêu cầu một thử nghiệm xem có nhiễm GBS hay không vì đây là cách giảm nguy bệnh hô hấp và đường thở cho trẻ.
Điều trị: Bác sĩ sẽ tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch trong ít nhất bốn giờ cho bạn.
Vi khuẩn hình que Listeria
Là một loại vi khuẩn tìm thấy trong đất và thực phẩm bị ô nhiễm.  Nó có thể được truyền lại cho các em bé chưa sinh, có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
Loại vi khuẩn này  có thể gây ra các triệu chứng giống như cúm, đau bụng hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên, nó là cực kỳ hiếm - chỉ có 1/ 25.000 phụ nữ mang thai nhiễm bệnh.
Theo trung tâm Điều khiển dịch bệnh (CDC), ước tính có khoảng 2500 người bị nguy hiểm vì vi khuẩn Listeria mỗi năm tại Mỹ và trong số đó có khoảng 500 ca tử vong.
Dựa theo một số nghiên cứu, những phụ nữ mang thai chiếm tỉ lệ 27% các ca nhiễm. CDC công bố rằng, nguy cơ bị căn bệnh này từ phụ nữ mang thai gấp 20 lần những phụ nữ không mang thai.
Cách phòng tránh:
* Không ăn các loại phô mai bị nấm mốc.
* Patê nguội, rau quả và sữa chưa tiệt trùng.
* Tuân thủ ăn chín, uống sôi.
Điều trị: Nếu bạn có triệu chứng như mô tả sau khi ăn một trong những loại thực phẩm đã đề cập, hãy xét nghiệm máu để bác sĩ kê thuốc kháng sinh cho bạn.
 

Khuẩn salmonela được phóng lớn dưới kính hiển vi.




Khuẩn salmonela (loại vi khuẩn làm cho thức ăn trở thành độc)
Đây là một vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và có thể được tìm thấy trong thịt gia cầm, gia súc, trứng gà và sữa chưa qua chế biến. Các triệu chứng bao gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và sốt.
Salmonella sẽ làm cho bạn cảm thấy kiệt sức và mất nước, nhưng sẽ chỉ ảnh hưởng đến em bé của bạn trong trường hợp rất nghiêm trọng.

Cách phòng tránh:

* Luôn luôn rửa tay trước khi ăn và sau khi cầm thịt sống.
* Tránh làm dây trứng sống vào và các loại thực phẩm đã nấu chín.
* Hãy đảm bảo rằng thịt và gia cầm được nấu chín.
* Giữ thịt sống riêng biệt trong tủ lạnh.
Điều trị: Bạn sẽ được điều trị bằng kháng sinh nếu không may bị nhiễm bệnh.


 

Theo webtretho.com
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bạn đã biết gì về "vỡ ối"
Sự di chuyển của thai nhi
8 nguyên nhân ra máu ở bà bầu
Tìm hiểu về suy dinh dưỡng bào thai
9 cách tránh tăng cân quá nhanh khi mang bầu
Để bà bầu ngủ ngon trong thai kì
Ngăn ngừa nấm âm đạo khi mang bầu
Đau đẻ: làm sao để vượt qua dễ dàng
Triệu chứng hay quên ở phụ nữ mang thai
"Xua đuổi" những triệu chứng khó chịu khi mang thai
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email