Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Đau đẻ: làm sao để vượt qua dễ dàng
Ngày cập nhật:  30/08/2010 09:12:19
Đối với người phụ nữ việc mang thai và sinh con là một hạnh phúc ,một niềm vui lớn trong đời, nhưng để có được niềm vui ấy ,các thai phụ đã phải trải qua những đau đớn ,kinh hoàng khi sinh nở. Để giúp các bà mẹ có thể vượt cạn tốt hơn , chúng tôi có vài mẹo nhỏ cho các bạn tham khảo.



(Hiện tượng đau đẻ sẽ xảy ra vào giai đoạn thứ 3 của thai kì và trung bình kéo dài ít nhất 12-24 tiếng trong lần sinh đầu tiên. Và ở lần sinh con thứ 2, thời gian đau đẻ rút ngắn hơn.


Giai đoạn đầu của cơn đau đẻ

Giai đoạn đầu là giai đoạn kéo dài nhất, có thể lên đến 20 tiếng. Cơn đau bắt đầu khi cổ tử cung giãn nở khoảng 10cm. Trong thời điểm, cổ tử cung giãn ra từ khoảng 3-4 cm thì các cơn co thắt dần dần trở nên mạnh mẽ hơn. Những cơn co thắt cứ 15-20 phút lại xuất hiện một lần và mỗi lần kéo dài 60-90 giây. Và thường xuyên hơn với cứ 5 phút lại xuất hiện một lần.
Khi cổ tử cung giãn nở 4-8 cm thì các cơn co thắt càng trở nên mạnh mẽ hơn nữa và khoảng 3 phút lại xuất hiện một lần, kéo dài khoảng 45 giây. Lúc này, có thể bạn sẽ cảm thấy đau lưng và lượng máu lưu thông trong âm đạo tăng cao hơn. Tâm trạng của bạn lúc này cũng trở nên cáu kỉnh hơn bởi những cơn co thắt liên tục luôn làm bạn cảm thấy khó chịu.
 

 


“Mẹo” giúp bạn vượt qua giai đoạn này:

- Thử thay đổi vị trí của mình: chống 2 tay, 2 chân lên sàn nhà để giảm bớt những khó chịu của cơn đau đẻ.
- Ngâm mình trong bồn tắm hoặc cũng có thể đứng dưới vòi hoa sen.
- Hít vào thở ra đều đặn

Khi bạn bị vỡ ối thì có thể sẽ khiến cho các cơn co thắt trở nên mạnh mẽ hơn nữa. Khi cổ tử cung giãn nở 8-10cm ( giai đoạn chuyển dạ), các cơn co thắt cứ 2-3 phút sẽ xuất hiện một lần và kéo dài khoảng 1 phút. Có thể lúc này bạn sẽ cảm nhận được áp lực lên trực tràng và cơn đau lưng trở nên dữ dội hơn. Và bắt đầu có hiện tượng xuất huyết.
Thời điểm này bạn có thể thực hiện các bài tập hít thở hoặc thư giãn như mát xa hoặc nghe một bạn nhạc nhẹ nhàng. Cố gắng tập trung co thắt cổ tử cung.
Trong giai đoạn đầu này, bạn nên gọi ai đó đưa đến bệnh viện phụ sản. Khi đến bệnh viện, trước tiên bạn sẽ được mặc áo choàng của bệnh viện, kiểm tra huyết áo, nhiệt độ cơ thể. Một dụng cụ điều khiển sẽ được đặt lên bụng bạn một lúc để kiểm tra các cơn co thắt tử cung và kiểm tra nhịp tim của thai nhi. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra cổ tử cung để kiểm tra quãng thời gian đau đẻ của bạn.
Sau đó bác sĩ sẽ lấy ven và đặt ống dẫn truyền những chất lỏng và các loại thuốc cần thiết dẫn truyền vào cơ thể bạn.
 

 


Giai đoạn thứ 2

Giai đoạn thứ 2 của đau đẻ bắt đầu khi cơ tử cung hoàn toàn giãn nở khoảng 10cm. Giai đoạn này sẽ tiếp tục cho tới khi thai nhi đi qua khe sinh đẻ, âm đạo và chào đời. Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 2 tiếng và cũng có thể dài hơn.
Lúc này các cơn co thắt khác hoàn toàn với giai đoạn 1. Cứ 2 -5 phút một lần các cơn co thắt sẽ xuất hiện và kéo dài từ 60-90 giây. Lúc này bạn sẽ cảm nhận thấy một lực đẩy mạnh mẽ đi cùng với cơn co thắt.Giữa các cơn rặn, bạn nên tận dụng thời gian để thư giãn một chút xíu và chỉ rặn khi nào bác sĩ yêu cầu.
 
 



“Mẹo” giúp bạn rặn tốt hơn

- Thử một vài tư thế như: ngồi xổm, nằm nghiêng với một chân kéo lên cao hoặc chống hai tay hai chân lên sàn nhà.
- Thở ra hít vào thật sâu trước mỗi cơn co thắt.
Trong lúc rặn, nếu cần thiết bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc giảm đau hoặc áp dụng thủ thuật rạch âm hộ. Thủ thuật rạch âm hộ là một tiến trình mà bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ giữa hậu môn và âm đạo để mở rộng cửa âm đạo. Thủ thuật này giúp cho thai nhi được chào đời nhanh chóng hơn và để tránh không cho âm đạo bị rách rộng sau khi sinh.
Khi bé chào đời, các bác sĩ sẽ hạ đầu bé thấp xuống để không cho dịch màng ối, chất nhờn và máu đi vào phổi của bé. Các bác sĩ sẽ cho bé ngậm một ồng hút nhỏ tròn nhằm loại bỏ các chất dịch khác đang nằm trong cơ thể bé. Sau đó bác sĩ sẽ đặt trẻ lên bụng mẹ và sau đó cắt dây rốn cho bé.

Giai đoạn 3:

Giai đoạn 3 bắt đầu sau khi em bé được sinh ra và kết thúc khi nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung và được lôi ra khỏi âm đạo. Giai đoạn này thường được gọi là “giai đoạn nhau” và là giai đoạn  ngắn nhất, kéo dài một vài phút cho tới 20 phút. Lúc này bạn sẽ thấy rằng các cơn co thắt bớt đau đớn hơn. Và nếu các bác sĩ áp dụng thủ thuật rạch âm đạo thì các bác sĩ sẽ khâu lại hoàn chỉnh ngay sau đó

 

In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Triệu chứng hay quên ở phụ nữ mang thai
"Xua đuổi" những triệu chứng khó chịu khi mang thai
6 lưu ý khi người phụ nữ mang thai
Những điều cần biết về giáo dưỡng thai nhi
Phòng tránh bệnh mùa hè cho thai phụ
Bà bầu làm việc: Nên và Không nên
9 cách đoán biết bà bầu sẽ sinh đôi
Vai trò của vitamin trong thời kỳ mang thai
Khi mang thai phụ nữ phải kiêng kị những gì?
Khắc phục chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email