Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
4 việc quan trọng mẹ cần làm khi mang thai vào tháng thứ 8
Ngày cập nhật:  08/11/2022 14:09:52
Vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3, đặc biệt là mang thai tháng thứ 8 mẹ bầu cần chú ý vài điều dưới đây để thai nhi phát triển toàn diện và thuận lợi cho quá trình sinh nở.

 

 
 

Mang thai tháng thứ 8 là giai đoạn gần sinh, mẹ cần chú ý hơn đến sức khỏe vì chúng rất quan trọng với thai nhi. Trong thời khắc này, mẹ bầu sẽ phải thực hiện điều chỉnh hàng loạt từ chế độ ăn đến nghỉ ngơi và các hoạt động “làm tổ”.
 

1. Mang thai tháng thứ 8- Cẩn thận với sinh non
 

Đối với bà bầu, cần đặc biệt chú ý trong chế độ ăn uống khi mang thai tháng thứ 8 với các thực phẩm nhiều đường, nhiều muối để tránh tăng huyết áp và tiểu đường thai kỳ. Nếu đang là mùa hè nóng nực, mẹ bầu sẽ thích ăn vặt, uống đồ lạnh thậm chí ăn kem nhưng đây là những điều cấm kỵ với bà bầu mang thai tháng thứ 8. Tốt nhất, mẹ nên ăn nhiều trái cây, rau củ tươi để tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, khi vận động để dễ sinh, mẹ nên chọn những bộ môn nhẹ nhàng, không vận động mạnh, quá sức để tránh trường hợp sinh non.
 

mang thai thang thu 8


2. Cân nhắc việc nghỉ thai sản

Khi mang thai đến gần tháng sinh, lúc này em bé trong bụng ngày càng một lớn khiến bụng mẹ ngày càng to ra. Nếu vẫn cố gắng đi làm vào thời điểm này có thể khiến mẹ bầu bị áp lực công việc và bị suy kiệt cơ thể.
 

mang thai thang thu 8

Do đó, trong trường hợp bà bầu thường xuyên thấy mệt mỏi khi mang thai thì hãy cân nhắc đến nghỉ thai sản sớm và nghỉ ngơi để tránh trường hợp xấu xảy ra. Tóm lại, khi bước sang giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ bầu hãy lên kế hoạch chuẩn bị cho thời gian nghỉ sinh, đó là lựa chọn tốt nhất cho bản thân và an toàn cho thai nhi.
 

3. Mang thai tháng thứ 8 tránh di chuyển đường dài
 

Nhiều mẹ bầu bận rộng trong công việc dù đã đến giai đoạn sắp chào đón em bé ra đời. Vì thế, nhiều người có thể muốn tranh thủ đi chơi để nghỉ ngơi, hoặc đi công tác trong giai đoạn này. Tuy nhiên, việc thực hiện một chuyến di chuyển dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và độ an toàn của thai nhi. Bởi trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3, cơ thể của mẹ rất nặng nề và dễ bị hụt hơi, do đó tác động không tốt đến sức khỏe em bé.
 

mang thai thang thu 8

Nếu để bản thân mất sức sẽ khiến em bé phát triển không được toàn diện, tăng nguy cơ sinh non. Trong trường hợp bắt buộc phải di chuyển xa, mẹ nên cầm theo giấy tờ liên quan để sẵn sàng nhập viện nếu có vấn đề gì không may xảy ra.
 

4. Xoay ngôi thai
 

Đến tháng thứ 8 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm nhận được rõ ràng thai nhi đang ngày một chuyển động kém hơn, sức cử động không còn mạnh mẽ như trước do tử cung chật chội vì kích thích em bé tăng. Lúc này, mẹ có thể đến bệnh viện để kiểm tra vị trí ngôi thai có thuận hay không. Nếu vị trí thai chưa đúng, ngôi thai không thuận thì cần được can thiệp để điều chỉnh lại tư thế thai nhi dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
 

mang thai thang thu 8

Đến ngày dự sinh, nếu vị trí thai nhi bình thường thì có thể sinh thường, còn nếu vị trí không thuận lợi mẹ bầu sẽ có khả năng thực hiện phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn tính mạng cho mẹ và bé. Do đó, mẹ cần đến bệnh viện để được chẩn đoán ngôi thai  sớm nhất có thể.
 

Trên đây là một số lưu ý khi mẹ bầu mang thai tháng thứ 8 cần lưu tâm, hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ trong quá trình chào đón con yêu ra đời.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Ai có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung?
U buồng trứng khi mang thai có nguy hiểm?
Dấu hiệu của đa nang buồn trứng, bị đa nang buồng trứng có con được không?
Phát hiện dấu hiệu suy buồng trứng sớm để can thiệp kịp thời
3 giai đoạn sản dịch, sản phụ nên biết để phân biệt với chảy máu sau sinh bất thường
Giải đáp những thắc mắc về bệnh đậu mùa khỉ đối với thai kỳ
Mẹ chớ coi thường khi bị tắc ống dẫn sữa sau sinh!
Từ vụ thai phụ hôn mê sau một cơn co giật tại nhà: Những điều bà bầu cần lưu ý khi mang thai
Bệnh cường giáp ảnh hưởng như thế nào đến khả năng mang thai và thai nhi?
Hướng dẫn mẹ bầu rặn sinh đúng cách và đỡ đau hơn!
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email