Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
3 giai đoạn sản dịch, sản phụ nên biết để phân biệt với chảy máu sau sinh bất thường
Ngày cập nhật:  11/10/2022 15:13:25
Quá trình vượt cạn là trải nghiệm thiêng liêng của người phụ nữ, song cũng vô cùng nguy hiểm bởi những đau đớn và biến chứng có thể gặp phải.

Từ khi bắt đầu mang thai cho đến khi em bé chào đời, cơ thể của bạn liên tục có những thay đổi. Quá trình này sẽ diễn ra trong khoảng 40 tuần. Và sau khi em bé chào đời, để trở lại trạng thái không mang thai, cơ thể người mẹ cần những biến đổi tiếp theo. Một trong những thay đổi này là quá trình chảy máu sau sinh. Lúc này nhau thai bong ra và tử cung co lại về trạng thái trước khi mang thai với kích thước và hình dạng của một quả lê.
 

1. Chảy máu sau sinh và sản dịch
 

Sau khi em bé của bạn được sinh ra, nhau thai sẽ bong ra khỏi niêm mạc tử cung. Nếu sinh qua đường âm đạo, nhau sẽ ra khỏi cơ thể sau một vài cơn co thắt giống như khi em bé được ra khỏi bụng mẹ theo cách tự nhiên. Nếu được mổ lấy thai, bác sĩ sẽ lấy nhau thai ra.
 

Sau khi nhau thai bong và ra khỏi cơ thể, tử cung sẽ tiếp tục co bóp để giúp đóng lại các mạch máu nơi nhau thai cấy vào nội mạc tử cung. Đây là một phần rất quan trọng trong quá trình sinh nở vì các vấn đề của nhau thai là nguyên nhân hàng đầu gây ra băng huyết sau sinh. Những cơn co thắt này cũng là một phần của quá trình đưa tử cung trở lại kích thước bình thường.
 

Chảy máu sau sinh và cách chăm sóc giúp con khỏe, mẹ vui  - Ảnh 1.

Sau sinh, nhau thai sẽ bong ra khỏi niêm mạc tử cung và gây chảy máu sau sinh.


Quá trình tử cung co lại sau khi sinh cũng giúp loại bỏ máu đọng, một số mảnh nhau còn sót lại, màng rụng… được gọi chung là sản dịch. Quá trình này gồm ba giai đoạn như sau:
 

Giai đoạn 1:  Sản dịch được tống ra trong giai đoạn này sẽ có màu đỏ tươi có thể lẫn các cục máu đông (hồng cầu, mô màng rụng, biểu mô). Để loại bỏ những cục máu đông này, tử cung sẽ phải co bóp mạnh, vì vậy sản phụ có thể gặp những cơn đau tử cung quặn thắt, có lúc rất đau. Các cơn đau thường chỉ kéo dài vài ngày, đến ngày thứ 3 sẽ giảm dần. Nếu đau kéo dài cần chú ý tới nhiễm trùng.
 

Giai đoạn sản dịch đỏ thường kéo dài từ 4 đến 7 ngày hoặc có thể lâu hơn một chút. Nếu thấy sản dịch đỏ ra với lượng quá nhiều hoặc kéo dài hơn 2 tuần sau sinh, hãy gọi cho bác sĩ sản phụ khoa hoặc đến bệnh viện để kiểm tra. Chảy máu nhiều bất thường sau khi sinh có thể là một dấu hiệu cấp cứu, bởi có thể dẫn đến các biến chứng như xuất huyết và nhiễm trùng.
 

Giai đoạn 2: Sản dịch trong giai đoạn chảy máu sau sinh thứ hai này loãng hơn và có màu nâu hoặc hồng. Hầu hết lượng máu được tống ra trong giai đoạn này vẫn từ khu vực mà nhau thai bám vào, do tử cung co lại để hồi phục hoàn toàn.
 

Sản dịch mầu hồng thường giảm sau khoảng 2 tuần, ở một số phụ nữ có thể kéo dài từ 4-6 tuần sau khi sinh. Sản dịch có thể ra nhiều hơn khi vận động, hoạt động thể chất. Nếu sản dịch không trở lại bình thường trong vòng 1 ngày, hoặc nếu lượng máu quá nhiều, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra.
 

Bất kỳ hiện tượng chảy máu nào tiếp tục kéo dài hơn 6 tuần sau khi sinh cần được bác sĩ sản phụ khoa thăm khám và chẩn đoán. Chảy máu sau sinh kéo dài có thể là dấu hiệu của một biến chứng thai kỳ hiếm gặp được gọi là bệnh nguyên bào nuôi thai kỳ.
 

Giai đoạn cuối cùng: Trong giai đoạn cuối cùng của chảy máu sau sinh, dịch tiết ra sẽ có màu trắng hoặc hơi vàng, chứa bạch cầu được tạo ra trong quá trình tự phục hồi và tái tạo ban đầu của nội mạc tử cung. Giai đoạn này kéo dài khoảng 3-4 tuần sau sinh, nhưng có thể kéo dài hơn thế nếu giai đoạn 2 kéo dài hơn 2 tuần. Có tới 15% phụ nữ tiếp tục còn sản dịch sau khi được thăm khám định kỳ, từ 6-8 tuần sau khi sinh.
 

2. Những lưu ý khi chăm sóc sản phụ sau sinh

Để tránh những nguy cơ biến chứng trong quá trình hậu sản, cần lưu ý:
 

Không sử dụng băng vệ sinh dạng tampon hoặc cốc nguyệt san vì có thể gặp nguy cơ bị nhiễm trùng. Khi chuẩn bị tã lót cho con trước khi sinh, hãy nhớ chuẩn bị sẵn một lượng băng vệ sinh chất lượng tốt cho mình. Thay băng vệ sinh 4 giờ một lần.
 

Chảy máu sau sinh và cách chăm sóc giúp con khỏe, mẹ vui  - Ảnh 3.

Khi có biểu hiện bất thường cần đi khám kịp thời.


Hãy tạm dừng quan hệ tình dục, ít nhất 6 tuần sau sinh, thường là sau khi bạn được khám sau sinh định kỳ để đảm bảo sức khỏe của bạn đã ổn định.
 

Sử dụng biện pháp tránh thai. Ngay sau khi bạn được "bật đèn xanh" để quan hệ tình dục, hãy luôn sử dụng biện pháp tránh thai. Phụ nữ sẽ rụng trứng trước khi có kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh con, có nghĩa là bạn có thể mang thai lại trước khi thấy kinh nguyệt.
 

Đừng nhầm hiện tượng chảy máu sau sinh với thời kỳ kinh nguyệt. Có thể mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng để kinh nguyệt bình thường bắt đầu trở lại sau khi sinh con. Nếu cho con bú thì thời gian này sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, việc cho con bú sẽ không gây ra sự thay đổi đáng kể trong sự tiến triển bình thường của chảy máu sau sinh.
 

Luôn cảnh giác với các dấu hiệu nhiễm trùng. Trong cả ba giai đoạn của chảy máu sau sinh, máu kinh phải có mùi tương tự như mùi kinh nguyệt bình thường. Nếu nhận thấy mùi khó chịu hoặc bất thường, hãy đi khám ngay để được tư vấn điều trị phù hợp, tránh để xảy ra biến chứng.
 

3. Ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa
 

Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp mẹ nhanh khỏe, sớm đủ sữa cho em bé. Mẹ cần ăn đầy đủ và đa dạng các loại thức ăn để đảm bảo đủ dinh dưỡng, nhất là các thực phẩm kích thích tiết sữa như đu đủ, sữa tươi... Chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa như cháo nhuyễn, trứng gà, rau xanh, các loại thịt đỏ...
 

Ngoài ra, cần tránh ăn quá mặn hoặc các thức ăn có vị quá nồng, gây ảnh hưởng đến mùi vị của sữa. Uống đủ 2 lít nước/ngày sẽ giúp mẹ tránh được tình trạng táo bón thường gặp sau sinh.
 

Sau sinh, sản dịch sẽ ra nhiều, do đó chú ý vệ sinh âm hộ 3 lần/ngày. Tốt nhất nên vệ sinh bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh. Khi vệ sinh xong cần thấm khô.
 

Cũng có thể vệ sinh thân thể bằng nước ấm ngay sau đẻ nhưng chú ý cần vệ sinh nhanh, tránh nhiễm lạnh bởi cơ thể mẹ sau sinh rất yếu.

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Giải đáp những thắc mắc về bệnh đậu mùa khỉ đối với thai kỳ
Mẹ chớ coi thường khi bị tắc ống dẫn sữa sau sinh!
Từ vụ thai phụ hôn mê sau một cơn co giật tại nhà: Những điều bà bầu cần lưu ý khi mang thai
Bệnh cường giáp ảnh hưởng như thế nào đến khả năng mang thai và thai nhi?
Hướng dẫn mẹ bầu rặn sinh đúng cách và đỡ đau hơn!
Vì sao điều trị trầm cảm ở phụ nữ mang thai lại quan trọng?
U nang buồng trứng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Những dấu hiệu thai máy bất thường mà mẹ bầu cần biết, hãy kiểm tra khi mẹ vừa ăn no
Những trường hợp nào đang sinh thường phải chuyển sang sinh mổ?
5 hệ lụy khi bị rối loạn nội tiết tố nữ
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email