Tắc ống dẫn sữa sau sinh là tình trạng nhiều mẹ gặp phải trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sữa.
Tắc ống dẫn sữa sau sinh lâu ngày có thể gây viêm nhiễm, áp xe vú ảnh hưởng đến cơ thể mẹ. Do đó, nếu có dấu hiệu bị tắc sữa, sữa ứ đọng trong mô ngực, bạn nên tìm cách xử lý sớm để tránh những biến chứng của chúng.
1. Tại sao xuất hiện tình trạng tắc ống dẫn sữa sau sinh?
Tắc ống dẫn sữa còn được gọi là tắc tia sữa, là tình trạng sữa mẹ bị ứ đọng trong các ống dẫn sữa mà không thể thoát ra ngoài. Đồng thời, chúng chịu sự chèn ép của nang tuyến phình giãn và gây tắc sữa cục bộ. Tắc tia sữa cần được phát hiện và giải quyết vấn đề để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và không gián đoạn quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Một số nguyên nhân chính có thể dẫn đến tắc ống dẫn sữa:
- Phụ nữ mới sinh: Sau khi sinh, sữa mẹ được sản xuất nhiều nhưng chưa được thoát ra ngoài, khiến các tia sữa bị ứ đọng trong ống dẫn. Từ đó, gây tắc tia sữa khiến bầu ngực căng cứng, đau nhức.
- Trẻ bú không đúng với khớp vú: Nếu trẻ vẫn ngâm vú nhưng không ngậm đúng khớp vú thì con không bú được hết lượng sữa mẹ đang có. Lúc này, sữa sẽ bị tồn đọng trong ống dẫn và gây tắc nghẽn. Do đó, khi cho trẻ bú, bạn cần chú ý xem con đã ngậm đúng khớp vú hay chưa và điều chỉnh.
- Cho con bú ít: Nhiều bà mẹ vì công việc bận hoặc lý do vào đó, mà cho con bú ít cũng không hút sữa nên sẽ tồn đọng lại trong vú và gây bít tắc.
- Mặc áo ngực áo chật: Nếu ngực bị chịu áp lực, nâng đỡ không đúng cách từ việc mặc áo ngực cũng dẫn đến tắc ống dẫn sữa. Sau khi sinh, mẹ nên chọn những loại áo ngực đệm mỏng vừa phải, thoải mái để các tia sữa không bị chèn ép.
2. Tắc ống dẫn sữa sau sinh nguy hiểm như thế nào?
Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như áp xe vú, viêm tuyến vú dần dần sẽ gây ra u xơ tuyến vú…
Nếu như tình trạng ứ đọng sữa gây viêm mô vú thì người mẹ sẽ thấy đau một phần mô vú, ấn vào có cảm giác đau nhói, khi cho con bú hoặc hút sữa một bên cảm thấy rất đau. Tình trạng này kéo dài có thể khiến người mẹ bị căng thẳng, stress…. ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe. Vì thế, nếu phát hiện có dấu hiệu tắc tia sữa, mẹ nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị.
3. Điều trị tắc ống dẫn sữa
Mục đích của các phương pháp điều trị ống dẫn sữa đều là giúp sản phụ làm tan các cục sữa bị ứ đọng, làm sữa mẹ được lưu thông tốt hơn. Trong mọi trường hợp, mẹ hãy cố gắng để giúp con tận hưởng được nguồn sữa mẹ hoàn toàn và lâu dài nhất có thể.
Mẹ có thể áp dụng những mẹo này để điều trị tắc tia dẫn sữa. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng hơn nên đến bệnh viện để điều trị, tránh các biến chứng gây đau đớn cho cơ thể mẹ.
- Trước khi cho con bú, mẹ hãy chườm khăn ấm ở bầu ngực, massage phần núm vú nhẹ nhàng để sữa dễ dàng lưu thông, không bị ứ đọng.
- Kết thúc cữ bú, hãy hút hết phần sữa còn lại ở bầu ngực, giảm thiểu tình trạng sữa ứ đọng.
- Nên cho bé bú ở bên ngực bị ứ sữa trước, sau đó mới chuyển sang bên còn lại.
Nếu mẹ bị tắc ống dẫn sữa hãy cho con bú bình thường, vì chúng là cách an toàn, nhanh chóng nhất để loại bỏ tình trạng tắc tia sữa.
Tắc ống dẫn sữa sau sinh là trường hợp hay gặp, tùy thuộc vào mức độ mà có những biện pháp xử lý kịp thời. |