Làm mẹ ai cũng muốn sinh ra đứa con khỏe mạnh, thông minh nhưng vì những yếu tố gây dị tật ở thai nhi này vẫn có những bà mẹ dễ sinh con dị tật.
Vậy đâu là những kiểu bà mẹ có nguy cơ cao sinh con dị tật, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết.
1. Mẹ có tiền sử mắc các bệnh mãn tính
Chuẩn bị nền tảng sức khỏe tốt sẽ giúp chị em quyết định thời điểm thụ thai thích hợp để sinh con khỏe mạnh. Nếu bạn đang trong tình trạng sức khỏe suy yếu, có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, đang điều trị bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, viêm gan, tim mạch…thì cần cân nhắc về việc mang thai hoặc cần được theo dõi thai kì chặt chẽ. Thai nhi của các bà mẹ có tiền sử bệnh tật có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, dị tật bẩm sinh hoặc chết non.
Trước khi chuẩn bị mang thai, chị em cần ngừng sử dụng thuốc điều trị từ 1-2 tháng. Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc các bệnh di truyền thì cần thông báo cho bác sĩ sản khoa để được tư vấn cụ thể khi muốn có con.
|
Mẹ có tiền sử các bệnh mãn tính không nên vội có con |
2. Mẹ sống trong môi trường có nhiều bức xạ
Môi trường công sở thường tập trung nhiều các loại máy văn phòng như máy vi tính, máy photocopy, máy in, máy fax, bộ phát wifi… khi hoạt động sẽ tạo ra các sóng điện từ. Việc đồng thời tiếp xúc với quá nhiều sóng điện từ có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi trong bụng mẹ.
Ngoài ra, đáng lo ngại là việc đặt các trạm phát sóng điện thoại trong khu dân cư hiện nay, nếu gia đình đang có người mang thai cần cân nhắc tháo dỡ hoặc di chuyển chỗ ở tạm thời cho thai phụ.
3. Mẹ có thai ngay khi chấm dứt sử dụng biện pháp tránh thai
Phụ nữ không nên có thai ngay khi dừng uống thuốc tránh thai hoặc tháo vòng tránh thai vì những tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Trong thời gian sử dụng thuốc tránh thai, các tuyến hormone trong cơ thể của người nữ thường có sự thay đổi. Bạn cần thời gian 3 - 4 tháng để các hoạt chất có trong thuốc được đào thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể, đồng thời giúp các hormone ổn định trở lại trước khi thụ thai.
Tương tự như vậy, vòng tránh thai được đặt trong tử cung của người phụ nữ dù trong thời gian ngắn hay dài cũng có ảnh hưởng nhất định đến tử cung. Sau 2 - 3 tháng bỏ vòng tránh thai, tử cung của người nữ đã ổn định mới là thời điểm chị em nên thụ thai.
4. Phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với thú cưng
|
Nhiều chị em rất thích nuôi thú cưng trong nhà, đặc biệt là chó mèo. |
Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm các loại kí sinh trùng, vi khuẩn… tồn tại trong phân và lông chó mèo. Một báo cáo tại Anh cho thấy, khoảng 40% các ca dị tật bẩm sinh ở thai nhi có liên quan đến thú nuôi trong nhà. Chị em đang có ý định mang thai tốt nhất không nên nuôi chó mèo, đặc biệt là trong thời kì bầu bí bạn càng phải cách ly với thú cưng.
5. Mẹ mang thai khi lớn tuổi
Phụ nữ trên 35 tuổi khi mang thai là một trong những bà mẹ dễ sinh con dị tật. Chị em sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng sản khoa do sức khỏe đang bước vào giai đoạn lão hóa dần. Lúc này, thai nhi cũng phải đối mặt với nguy cơ dị tật, đặc biệt là hội chứng Down.
Các nhiễm sắc thể trứng ở phụ nữ lớn tuổi dễ bị suy yếu, phân phân tách tốt, chúng dễ dính liền với nhau gây ra sự biến đổi tổ hợp nhiễm sắc thể nào đó gây ra hội chứng Down các bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể và biến đổi gen khác.
6. Phụ nữ có thói sống không lành mạnh
|
Phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với bia rượu có nguy cơ sinh con bị dị tật rất cao |
Đó là những phụ nữ thường xuyên thức đêm, sử dụng chất kích thích như ma túy, rượu, hút thuốc lá… Các chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể người mẹ làm suy giảm chất lượng trứng, khi mang thai thai nhi có nguy cơ bị dị tật đầu nhỏ, Down, hội chứng nghiện rượu…
Biết được trường hợp những bà mẹ dễ sinh con dị tật, chị em phụ nữ cần chủ động chăm sóc sức khỏe, xây dựng thói sống lành mạnh, khoa mạnh để chuẩn bị cho một thai kì an toàn.
|