Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Hoạt động tình dục – căn nguyên chủ yếu của bệnh ung thư cổ tử cung
Ngày cập nhật:  05/06/2012 09:15:28
Căn bệnh ung thư cổ tử cung đã trở thành nỗi khiếp sợ to lớn với nữ giới khi mà tần suất mắc trong độ tuổi sinh đẻ đã lên đến 17%.



Tuy nhiên, các chuyên gia trấn an rằng, có một sự hiểu nhầm nhất định về căn bệnh này bởi không phải ai nhiễm virus HPV là sẽ mắc bệnh.
80% phụ nữ có nguy cơ nhiễm

PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, theo thống kê ở nước ta hiện nay, mỗi năm có khoảng 5.170 ca mắc ung thư cổ tử cung mới, gần 2.500 ca ung thư cổ tử cung tử vong, tần suất mắc trong dân số là 11,4/ 100.000 dân. Đây được coi là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ với bình quân 10 ca tử vong mỗi ngày do căn bệnh này. Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung là do virus HPV gây ra, trong khi tỷ lệ nhiễm virus HPV ở phụ nữ nước ta rất cao. Cụ thể, phụ nữ từ 40-49 tuổi, tỷ lệ nhiễm HPV lên đến 43%, phụ nữ nhóm 30-39 tuổi có tỷ lệ nhiễm là 24%, nhóm 18-29 tuổi cũng có tỷ lệ nhiễm là 11%. Điều khó khăn nhất là virus này khi xâm nhập vào tế bào cơ thể rất khó phát hiện, cơ thể cũng không tự sinh ra được kháng thể đáp ứng chuyên biệt để chống chọi nên khó cứu chữa.

 

Ung thư cổ tử cung có liên quan mật thiết với độ tuổi, mức độ quan hệ tình dục.


Ông Hiển nhấn mạnh, hiện đang có một số cách hiểu chưa đúng về HPV, khiến dư luận, nhất là giới phụ nữ hoang mang. Rất nhiều người nghĩ rằng cứ nhiễm HPV sẽ mắc ung thư cổ tử cung hay đã được tầm soát, xét nghiệp PAP ở bệnh viện cho thấy nhiễm HPV là đã mắc bệnh. Thực tế, độ chính xác của biện pháp tầm soát bằng xét nghiệm nhanh PAP không cao, chỉ khoảng 50-60% cho nên người đã được xét nghiệm dương tính với virus này cũng chưa thể khẳng định ngay được.
Tình dục càng nhiều càng dễ mắc

Một nghiên cứu thú vị là ung thư cổ tử cungcó liên quan mật thiết với độ tuổi, mức độ quan hệ tình dục. Thực tế khoảng 80% người trong độ tuổi sinh sản (15-49 tuổi) có nguy cơ nhiễm HPV ở một thời điểm nào đó. Nguyên nhân là do virus HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, thâm nhập qua các vết trầy xước, vết loét dù rất nhỏ. Ngoài ra, HPV cũng có thể lây từ mẹ sang con hoặc lây qua các vật truyền như đồ lót, găng phẫu thuật… nhưng tỷ lệ ít hơn. Ths.BS Lê Thị Kiều Dung, ĐH Y dược TP. Hồ Chí Minh cho biết, nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao đến đâu còn phụ thuộc vào số lượng bạn tình, tần số giao hợp, vệ sinh bộ phận sinh dục, số con… của người phụ nữ. Do đó, quan hệ tình dục càng sớm, càng nhiều thì nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung càng cao.

TS.BS Cao Hữu Nghĩa, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho biết thêm, đường lây chính của ung thư cổ tử cung là nhiễm qua tiếp xúc da, niêm mạc dương vật với niêm mạc cổ tử cung, âm đạo chứ không qua đường máu hoặc qua các dịch khác của cơ thể (tinh dịch, dịch âm đạo…). Nam cũng như nữ đều có khả năng bị HPV tấn công. Riêng ở nữ giới, nguy cơ nhiễm cao nhất là ở thời điểm bắt đầu có quan hệ tình dục và nhiều trường hợp nhiễm dai dẳng ở cổ tử cung tiến triển thành các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung.

PGS.TS Nguyễn Trần Hiển cho biết, ung thư cổ tử cung là loại ung thư có thể phòng tránh được và biện pháp phòng chống hữu hiệu nhất là vaccine. Ở nước ta, vaccine ngừa ung thư cổ tử cung đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng từ năm 2008 với chỉ định ngăn ngừa ung thư cổ tử cung cho trẻ em gái và phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi. Vaccine này chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi phụ nữ chưa có quan hệ tình dục. Cũng như các loại vaccine khác, việc tiêm vaccine phòng ngừa nhiễm HPV không có hiệu quả phòng bệnh 100%. Trong khi đó, các biện pháp tầm soát ung thư vẫn được duy trì nhưng hiệu quả chưa cao do các phòng xét nghiệm chưa đồng bộ. Còn biện pháp phòng bệnh thụ động nhất là… không quan hệ tình dục thì khó khả thi.
 

meyeucon.org
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bồi bổ sức khỏe trước khi mang thai
Giảm đau vùng thắt lưng đến hai chân cho thai phụ
Bạn sắp sinh đôi?
Chị em tuổi gì không nên sinh em bé trong năm Nhâm Thìn?
Những lời khuyên luôn đúng
Những lợi ích của việc bầu bí
Chửa ngoài dạ con - Một tai biến nguy hiểm
Đẻ tự nhiên luôn tốt cho mẹ và bé
Các liệu pháp điều trị ung thư không làm tăng thêm nguy cơ sinh con dị tật
Giữ gìn "bộ máy vàng"
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email