Khi có mang đơn thai thì bạn đã có rất nhiều điều phải lo lắng về việc sinh nở rồi. Vậy nên khi bạn mang song thai, những sự lo lắng này sẽ càng bộn bề hơn. Bạn sẽ phải lo lắng vì sự nguy hiểm thường cao hơn, việc chăm sóc 2 đứa trẻ sẽ vất vả hơn…
Thực tế của nghiên cứu khoa học cho thấy, rõ ràng việc bạn sinh đôi cũng mang lại cho bạn một số vấn đề nhất định. Chẳng hạn, việc mang song thai dễ xảy ra nguy hiểm vì nó dễ xảy ra những biến chứng so với việc bạn sinh một. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì điều này chỉ gặp khi bạn có những dấu hiệu bất thường. Còn nếu không có bất thường đặc biệt, quá trình sinh nở các cặp song sinh cũng không có gì khác với những cuộc sinh nở một con. Chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin liên quan đến việc bạn sẽ đẻ một cặp song sinh.
Đẻ thường hay đẻ mổ?
Khi các bà mẹ không có vấn đề sức khỏe và song thai đang ở vị trí ngôi thai thuận lợi thì các bác sỹ sẽ không chỉ định cho bạn đẻ mổ mà vẫn đẻ thường qua đường âm đạo. Việc yếu tố nào quyết định đến vấn đề đẻ mổ hay đẻ thường? Điều này cũng hoàn toàn giống với việc bạn sinh một vậy.
|
Yếu tố quyết định đến việc sinh thường hay sinh mổ là ngôi thai. |
Yếu tố quyết định đến việc sinh thường hay sinh mổ là ngôi thai. Bình thường, quá trình sinh đôi cũng khá dễ dàng bởi vì kích thước của song thai lại thường nhỏ hơn bình thường với đơn thai. Nếu cả hai em bé cùng hướng đầu xuống phía dưới, âm đạo của sản phụ có thể dễ dàng đưa lần lượt từng em bé ra ngoài. Nhưng cũng có trường hợp chỉ một em bé hướng đầu xuống dưới và một lát sau em bé còn lại sẽ tự động chuyển hướng (quay đầu xuống dưới) để chui ra khỏi bụng mẹ. Khi đó tùy vào tình trạng sức khỏe của bạn bác sĩ sẽ quyết định sinh thường hay sinh mổ, nếu bạn khỏe mạnh, em bé đầu ngôi thuận bác sỹ sẽ cho bạn sinh thường vì sau khi em bé đầu ra đời thì em bé thứ hai sẽ tự chuyển ngôi ngay sau đó và cuộc đẻ thường tiếp tục. Nhưng nếu trong quá trình thăm khám các bác sỹ phát hiện ra ngôi thai không thuận thì bạn sẽ được chỉ định sinh mổ.
Những lưu ý trong quá trình sinh đôi
Khi không có dự kiến sinh mổ, thì sự ra đời của cặp song sinh cũng xảy ra giống như một cuộc sinh nở bình thường.
Khi em bé đầu tiên được sinh ra, và sau khi cắt dây rốn, hoặc nữ hộ sinh chăm sóc bé thứ nhất thì bác sĩ tiếp tục đỡ đẻ bé thứ hai, nếu sau khi kiểm tra thấy ngôi thuận thì bác sỹ sẽ chỉ định người mẹ tiếp tục rặn đẻ nếu thấy người mẹ kiệt sức hoặc ngôi không thuận thì bác sỹ sẽ chỉ định sinh mổ bé thứ hai.
Hầu hết, các cặp song sinh thường ra đời khi được nằm trong bụng mẹ khoảng 37 tuần. Cân nặng của các em bé trong trường hợp này cũng thấp hơn trẻ bình thường (hầu hết các bé chỉ nặng từ 2,5 kg trở xuống). Ngoài ra, 40% những em bé song sinh cần được chăm sóc đặc biệt trong một khoảng thời gian nhất định.
Thông thường, em bé thứ hai thường chui ra khoảng vài giây sau đó, nhưng bạn cũng không cần phải vội vàng vì nhiều trường hợp có thể lâu hơn. Thực tế cũng đã ghi nhận nhiều em bé sinh đôi ra đời cách nhau vài ngày nhưng vẫn khỏe mạnh bình thường.
Sau khi hai em bé được sinh ra, bác sĩ giám sát việc trục xuất của nhau thai và chảy máu âm đạo. Nhau thai và hiện tượng chảy máu âm đạo ở sản phụ sinh đôi
|