Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Hỏi - đáp về sảy thai
Ngày cập nhật:  15/10/2010 09:58:19
Sảy thai là điều mà các phụ nữ rất lo lắng khi mang bầu. Điều đó có phổ biến không, và vì sao lại dẫn đến sảy thai ?.Mời các thai phụ tham khảo những thông tin sau đây


Khoảng 15-25% thai kỳ chấm dứt bằng sảy thai. Hầu hết trong số đó xảy ra ở 13 tuần đầu tiên hoặc 3 tháng đầu tiên.
Liệu tuổi tác có ảnh hưởng đến sảy thai

Với phụ nữ độ tuổi 20-30, nguy cơ sảy thai là 15%. Tại tuổi 35, tỷ lệ sảy thai có thể lên tới ¼ và ở tuổi 40 là gần 1/3.

Nguyên nhân sảy thai là gì

 



Hầu hết sảy thai là do gene và không thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, sảy thai không có nghĩa là sức khỏe của người mẹ bất ổn và không thể tiếp tục có con. 90% trường hợp sảy thai vẫn có một thai kỳ khác khỏe mạnh. Dù thực tế, tỷ lệ sảy thai tái phát là cao thì ngay cả người có 3-4 lần sảy thai liên tiếp vẫn có cơ hội thành công sau đó.
 
Sảy thai có những triệu chứng nào

- Ra máu. Có thể kèm theo những cục máu đông.

- Co rút khung xương chậu.

- Đau ở lưng dưới hoặc bụng.

- Giảm bất thường các triệu chứng nghén như đột nhiên mất buồn nôn hay căng ngực.

Có dấu hiệu ẩn của sảy thai không?

- Ra máu lốm đốm, không đau.

- Có chất lỏng từ âm đạo nhưng không đau hoặc chảy máu.

Làm sao để biếtđã bị sảy thai?

Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng xương chậu cho bạn. Điều này giúp xác định kích thước tử cung và cổ tử cung, đồng thời, xem cổ tử cung có mở không. Siêu âm cũng là cách chẩn đoán xem tim thai còn hay không.

Bạn cũng cần được xét nghiệm máu để kiểm tra lượng hormone. Sụt giảm hormone trong thai kỳ cũng cho thấy bạn đã bị sảy.

Có thể phòng ngừa sảy thai không ?

Nhiều sảy thai xuất hiện mà không ngăn ngừa được. Tuy nhiên, có thể làm giảm tỷ lệ sảy thai bằng cách chăm sóc tốt bản thân của bạn, không dùng thuốc bừa bãi, không uống rượu hay hút thuốc. Nếu bạn có tiền sử sảy thai liên tiếp, bác sĩ có thể khuyên bạn kiểm tra di truyền để xem liệu bạn (hay chồng bạn) có bất thường nhiễm sắc thể, ảnh hưởng đến trứng hoặc tinh trùng không.

Bác sĩ sẽ cung cấp thông tin giúp giảm nguy cơ sảy thai liên tiếp cho bạn. Có thể gồm cả việc tránh sinh hoạt vợ chồng hoặc tránh một số hình thức luyện tập khi mới mang thai.

Điều gì xảy ra sau sảy thai

Bạn có thể ra máu lốm đốm và khó chịu trong vài ngày. Tuy nhiên, cần đi khám ngay nếu bạn bị chảy máu nặng, sốt, ớn lạnh hoặc đau nghiêm trọng – chúng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nhiều khuyến cáo rằng, phụ nữ nên tránh mang thai lại trong 3 tháng đầu sau sảy.

 

eva.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Không nên tập thể dục trong thời kỳ mang thai khi có những dấu hiệu nào?
Ngăn ngừa nghẹt thở cho bé
Tư vấn cho sản phụ trong chuyển dạ và ngay sau đẻ
Chống lo lắng khi mang thai
Những điều bạn nên biết về vaccines phòng bệnh cho trẻ
Nhóm phụ nữ cần đề phòng nguy cơ tiền sản giật
CHỬA NGOÀI DẠ CON
10 lời khuyên chuẩn bị mang thai
NẠO HÚT THAI VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG
Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email