Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên ăn gì và kiêng gì cho phù hợp?
Ngày cập nhật:  04/05/2022 08:05:43
Nên ăn gì khi bị tiểu đường thai kỳ là một câu hỏi mà nhiều mẹ bầu thắc mắc. Chế độ ăn uống hợp lí sẽ kiểm soát đường huyết trong cơ thể.

Trong suốt thời kỳ mang thai, chế độ ăn uống dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt với những sản phụ bị tiểu đường thì cân bằng dinh dưỡng càng khó hơn bao giờ hết. Vậy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng ăn gì để đảm bảo sức khỏe?

Thế nào là tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ còn có tên gọi khác là đái tháo đường trong thai kỳ. Đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể sản phụ. Thời điểm thường xuất hiện là tháng thứ 4 của thai kỳ, sau sinh 6 tuần sản phụ có thể tự khỏi.

me bau bi tieu duong thai ky nen an gi

Khi bị đái tháo đường, sản phụ cần lấy máu xét nghiệm đường máu để làm chẩn đoán.

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ tới mẹ bầu

Tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều ảnh hưởng tới cả mẹ bầu và thai nhi trong bụng. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường tăng cân mất kiểm soát. Đa phần các thai sẽ to, đa ối và em bé sinh ra thường nặng trên 4kg.

Trong thời gian mang thai mẹ sẽ ăn uống nhiều hơn thường và đi tiểu nhiều. Mẹ dễ bị bệnh nấm candida tái phát nhiều lần. Nhiều sản phụ đái tháo đường có thể nhiễm trùng, viêm bể thận, viêm thận hoặc băng huyết sau sinh. Thai chết lưu, sẩy thai cũng là một tình trạng sản phụ tiểu đường dễ gặp phải.

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ tới thai nhi

Có rất nhiều ảnh hưởng của đái tháo đường tới thai nhi. Do lúc bầu mẹ tiểu đường sẽ dẫn đến kích thường thai to nên dễ gặp sang chấn khi sinh thường và sinh mổ. Bé dễ bị gãy xương, thậm chí là dị tật bẩm sinh. Tiểu đường thai kỳ làm tăng tỷ lệ tử vong của thai nhi và em bé sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời gấp 2 – 5 lần so với bình thường. Ngoài ra trẻ cũng có thể bị hạ đường huyết, hạ canxi, suy hô hấp. Nhiều trẻ có nguy cơ mắc đái tháo đường do di truyền.

me bau bi tieu duong thai ky nen an gi


Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Một chế độ ăn hợp lí có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát đường huyết cơ thể. Theo chuyên gia, mẹ bầu cần đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng. 4 nhóm thực phẩm cần đảm bảo là: tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.

  • Nhóm tinh bột: Tinh bột sẽ thủy phân thành đường (glucoso). Các thực phẩm chứa tinh bột mẹ nên bổ sung là bún tươi, gạo lứt (còn vỏ cám), ngũ cốc nguyên cám,…

  • Nhóm chất đạm: Cá, thịt, trứng, sữa, đậu…Lưu ý cho mẹ là nên sử dụng sữa tách béo và các loại sữa không đường.
  • Nhóm chất béo: Có nhiều trong các loại cá, thịt bò, thịt lợn, bơ, phô mai. Mẹ nên sử dụng các loại hạt có dầu và dùng dầu thực vật để nấu ăn.

  • Nhóm chất xơ: Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? 500-600g mỗi ngày sẽ rất tốt cho cơ thể. Chất xơ trong rau giúp ngăn ngừa hấp thu tinh bột hiệu quả.
  • Vitamin và các khoáng chất: Trái cây là thực phẩm tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên mẹ nên ăn các loại có chỉ số đường huyết thấp. Một số gợi ý là bơ, dưa gang, nho, táo, kiwi…Trung bình một ngày mẹ chỉ nên ăn 50-100g trái cây. Nên ăn quả thay vì ép lấy nước uống.

me bau bi tieu duong thai ky nen an gi


Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì?

Khi bị đái tháo đường, mẹ bầu nên tránh các loại thực phẩm gây tăng đường huyết. Trà sữa, bánh kẹo, chè, kem…là một số thực phẩm điển hình. Mẹ cũng nên giảm lượng muối khi nấu ăn để tránh tăng huyết áp. Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng, đồ chiên xào và nội tạng là những món có chất béo gây tăng mỡ không tốt cho cơ thể mẹ nên tránh xa.

Mẹ bầu trong thời gian mang thai bị tiểu đường cần đặc biệt tránh xa các loại chất kích thích như cà phê, bia, rượu. Đồ uống có gas như coca, pepsi hoặc nước ép trái cây cũng sẽ làm tăng đường huyết trong cơ thể.

 

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Tìm hiểu về loạn sản phổi và điều trị loạn sản phổi ở trẻ sơ sinh
3 bệnh phụ khoa gây biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ sau sinh
Đau cổ vai gáy khi mang thai - Khi nào là nghiêm trọng?
Mẹ bầu bị ho ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Thụ tinh trong ống nghiệm không phải con đường duy nhất để điều trị vô sinh, hiếm muộn
Phụ nữ mang thai chưa được tiêm phòng vaccine COVID-19 dễ gặp biến chứng nghiêm trọng hơn
Chu vi vòng bụng thai nhi: Chỉ số liên quan chặt chẽ với trọng lượng thai nhi
Sinh con bằng giác hút có ảnh hưởng gì đến trẻ hay không?
Thiếu máu, thiếu sắt ở bà bầu và hệ lụy
Nguyên nhân thai lưu thường gặp mẹ cần biết để ngăn ngừa rủi ro
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email