Loạn sản phổi ở trẻ sơ sinh là bệnh phổi mãn tính của trẻ sơ sinh, thường xuất hiện ở những trẻ sinh non và có thể kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
Loạn sản phổi ở trẻ sơ sinh là bệnh phổi mạn tính. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xẹp phổi, suy tim hay thậm chí là tử vong. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị loạn sản phổi ở trẻ em.
Loạn sản phổi và một số biến chứng đi kèm
Bệnh phổi mạn tính (CLD) còn được gọi là loạn sản phổi phế quản (bronchopulmonary dysplasia – BPD). Đây là hiện tượng đặc trưng bởi tình trạng biểu mô của các phế quản nhỏ bị sừng hóa và hoại tử, làm giảm chất hoạt động bề mặt (surfactant). Mô kẽ tăng sinh dạng sợi, dẫn đến hiện tượng xơ hóa phổi.
BPD ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Xẹp phổi: Loạn sản phổi gây ra các tổn thương nhu mô phổi kéo dài, xẹp phổi. Thậm chí là mất chức năng phổi và không có khả năng hồi phục;
- Suy tim: Trẻ bị loạn sản phổi được thở máy liên tục và kéo dài, dẫn đến hiện tượng tăng áp lực động mạch phổi. Từ đó làm ảnh hưởng tới chức năng tim và có thể gây suy tim.
- Tử vong: Trẻ sơ sinh bị loạn sản phổi sẽ lệ thuộc nhiều vào máy thở và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng, tình trạng bệnh dễ chuyển biến xấu, diễn biến phức tạp và có nguy cơ tử vong cao.
Nguyên nhân thường gặp
Nguyên nhân của loạn sản phổi là thông khí áp lực dương với áp lực cao hoặc trong thời gian dài. Các yếu tố nguy cơ đáng kể bao gồm
- Thông khí nhân tạo kéo dài
- Thở O2 nồng độ cao
- Nhiễm trùng (ví dụ, nhiễm khuẩn ối hoặc nhiễm khuẩn huyết)
- Mức độ non tháng
Các yếu tố nguy cơ khác:
- Bệnh khí phế thũng mô kẽ
- Áp suất thở đỉnh
- thể tích khí lưu thông cuối lớn
- xẹp phế nang tái lại
- Tăng sức cản đường thở
- Tăng áp lực động mạch phổi
- Nam giới
- Chậm tăng trưởng trong tử cung
- Gene di truyền nhạy cảm ngộ độc tai trong
Phương pháp điều trị
Nguyên tắc điều trị loạn sản phổi ở trẻ sơ sinh là: Hỗ trợ hô hấp. Hạn chế dịch và sử dụng thuốc cho trẻ.
- Hỗ trợ hô hấp: Cung cấp Oxy cho trẻ với nồng độ thấp nhất sao cho chỉ số SaO2 ở mức 90 – 95%. Nên lựa chọn phương pháp thở Oxy qua cannula, giảm dần lưu lượng Oxy và chuyển dần qua thở Oxy gián đoạn trước khi ngưng cho trẻ thở Oxy. Với những trẻ đang giúp thở, nên giảm áp lực đường thở ở mức thấp nhất, giữ PaCO2 ở mức 45 – 55mmHg và SaO2 ở mức 90 – 95% để tránh gây tăng thông khí phế nang;
- Hạn chế dịch: Duy trì lượng dịch nhập vào cơ thể bé ở mức 130 – 150 ml/kg/ngày và tăng dần nếu tình trạng suy hô hấp của trẻ được cải thiện.
- Sử dụng thuốc
- Theo dõi sức khỏe: Trong thời gian trẻ nằm viện, cần theo dõi chỉ số SaO2 thường xuyên (kể cả lúc trẻ bú, ngủ). Xét nghiệm khí máu khi cần thiết. Chú ý theo dõi trong giai đoạn còn giúp thở. Theo dõi ion đồ mỗi ngày. Theo dõi trong giai đoạn sử dụng thuốc lợi tiểu. HCT xét nghiệm kiểm soát nhiễm trùng thực hiện hàng tuần. Sau khi trẻ xuất viện, cần tái khám định kỳ để theo dõi hô hấp và sự phát triển bình thường trong thời gian 1 – 2 năm.
BPD là một bệnh nặng, điều trị khó khăn. Thậm chí nó có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng trầm trọng tới sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Phụ huynh cần sớm xác định nếu trẻ mắc bệnh. Đồng thời phối hợp với bác sĩ trong việc điều trị bệnh. |