Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Những điều mẹ cần biết khi mang thai ở tuần thứ 36- giai đoạn em bé sắp chào đời
Ngày cập nhật:  26/08/2021 14:40:43
Thai tuần 36 sẽ có những thay đổi nhất định vì đây là tháng thứ 9 mang thai, giai đoạn em bé sắp chào đời và sẵn sàng chào đời bất cứ khi nào.

 

Mẹ bầu mang thai tuần thứ 36 nhưng thực chất chỉ là tuần thứ 34 kể từ khi thụ thai. Ở tuần này, một số em bé đã mong muốn được gặp bố mẹ nên có thể chào đời sớm. Chính vì thế, đây là tuần bố mẹ cần chuẩn bị tinh thần gặp con bất cứ lúc nào nhé!

1. Sự phát triển của thai 36 tuần

Em bé lúc này gần như đã phát triển hoàn thiện và có thể sẵn sàng chào đời bất cứ lúc nào. Ở tuần này, thai nhi có những đặc điểm phát triển cơ bản:

Phát triển chậm lại 

Thai nhi đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc chào đời, vì vậy ở sẽ nằm yên để dự trữ năng lượng cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

thai 36 tuan


Mất lớp sáp bã nhờn bao phủ

Chất sáp màu trắng bao phủ suốt 9 tháng được gọi là bã nhờn thai nhi và sẽ biến mất ở tuần này. Em bé sẽ nuốt chúng cùng một số chất khác để kích hoạt hệ thộng ruột. Đó là lý do vì sao mẹ nhìn thấy phân màu xanh đen trong miếng tã lót đầu tiên sau khi em bé chào đời.

Xương toàn thân và hộp sọ mềm 

Ở thai 36 tuần, các mảnh xương hộp sọ của bé chưa thể liền hẳn với nhau vì phải trải qua kênh sinh đẻ. Bên cạnh đó, hầu hết xương và sụn của bé cũng khá mềm, sẽ cứng cáp trong 1 vài năm đầu đời. Tuy nhiên, em bé bây giờ đã có khuôn mặt đầy đặn vì cơ miệng phát triển và sẵn sàng làm việc.

2. Thay đổi ở cơ thể mẹ khi mang thai tuần thứ 36

Cổ tử cung của bạn lúc này đã bắt đầu giãn nở từng ngày từng giờ để chuẩn bị chào đón em bé. Sự giãn nở tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, thậm chí trong mỗi lần sinh.

Khớp và các mô trong cơ thể bắt đầu mềm ra để phục vụ cho hành trình vượt cạn. Đặc biệt cơ xương chậu lúc này có sự thay đổi, chính vì thế đôi khi bạn sẽ thấy đau bên hông hoặc vùng dưới lưng.

thai 36 tuan

Các cơn co thắt Braxton-Hicks diễn ra nhiều hơn và thường xuyên hơn để mẹ quen dần với việc vượt cạn. Ngoài ra, chúng cũng xuất hiện khi cơ thể thiếu nước hoặc sau những lần vận động.

3. Các triệu chứng ở thai tuần 36 mẹ hay gặp

Do em bé có xu hương sa xuống phần bụng dưới nên mẹ sẽ thấy đau vùng xương chậu. Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể tắm nước ấm, vận động nhẹ nhàng hoặc massage bằng các tinh dầu thiên nhiên…

Dịch nhầy màu hồng nhạt hoặc trắng đặc như nước mũi sẽ xuất hiện, đây là biểu hiện bình thường, là dấu hiệu cổ tử cung hé mở.

Đặc biệt trong giai đoạn này chứng ợ nóng, táo bón, đầy hơi sẽ xuất hiện do dạ dày bị chèn ép. Các mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn, ưu tiên các thực phẩm thanh mát và dễ tiêu hóa.

thai 36 tuan

Em bé nằm ở xương chậu nên sẽ làm tắc nghẽn bàng quang, khiến mẹ đi tiểu nhiều tương tự tháng thứ 2 của thai kỳ. Nhưng không nên vì thế mà cắt giảm lượng nước nạp vào cơ thể và các chất lỏng. Cơ thể mẹ lúc này đang cần chất lỏng để giữ nước hơn bao giờ hết.

Do cơ thể phải giữ lại nhiều chất lỏng nên triệu chứng phù cũng rõ rệt hơn, đôi khi ảnh hưởng đến cả vùng mặt. Tuy nhiên, mẹ nên tiếp tục uống nhiều nước để loại bỏ natri dư thừa và các chất thải khác, giúp giảm thiểu sưng.

4. Các lưu ý cho mẹ

Khi mang thai ở tuần 36 mẹ cần chú ý đến các chỉ số của thai nhi:

  • BPD (Đơn vị: mm): Đường kính lưỡng đỉnh.
  • FL (Đơn vị: mm): Chiều dài xương đùi.
  • AC (Đơn vị: mm): Chu vi bụng.
  • HC (Đơn vị: mm): Chu vi đầu.
  • EFW (Đơn vị: gram): Cân nặng thai nhi ước tính.

Việc khám thai định kỳ ở giai đoạn này là cần thiết để theo dõi những cử động của em bé. Đồng thời, đánh giá thai ở mức độ tổng quan, nếu có vấn đề bất thường có thể giải quyết kịp thời.

Mẹ cần giữ tâm lý thoải mái, ăn uống đầy đủ và vận động nhẹ nhàng. Chú ý bổ sung thêm vitamin B6, đạm protein, axit chất béo omega-3 từ thực phẩm.



5. Sinh con ở tuần thứ 36 có sao không?

Theo các bác sĩ, sinh con trước tuần thứ 37 là sinh non. Rủi ro lớn nhất đối với việc sinh con ở tuần 36 là trẻ sơ sinh sẽ mắc hội chứng suy hô hấp RDS. Khoảng 0,8% trẻ sơ sinh tử vong khi sinh ở tuần 36.

Thời gian sinh đẻ của phụ nữ được tính như sau:

  • Trước tuần 37: Đây là giai đoạn trẻ sinh non
  • Từ tuần 37-38: Khi sinh vào tuần này nghĩa là trẻ sinh sớm
  • Tuần 39-40: Trẻ sinh đủ tháng
  • Tuần 41: Trẻ sinh cuối thời hạn
  • Tuần thứ 42 trở đi: Trẻ sinh già tháng.

Thời gian dự kiến sẽ thay đổi 1-2 tuần tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, các mẹ nên giữ trạng thái ổn định để tránh trường hợp sinh non nhé!

Thai tuần 36 là thời gian nhạy cảm vì mẹ bầu có thể sinh non. Bạn nên chú ý lắng nghe và bồi bổ cơ thể, khám thai thường xuyên để tránh những bất thường.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Những trường hợp nào đang sinh thường phải chuyển sang sinh mổ?
Thai góc tử cung, phẫu thuật ngay tránh nguy hiểm tính mạng
Nhau bám mặt trước và những điều mẹ bầu cần chú ý, đặc biệt thai phụ nhóm máu O
Xuất huyết khi mang thai và những điều mẹ bầu cần lưu ý
Nhiễm trùng nước ối – Mối nguy hiểm lớn của phụ nữ khi mang thai
Bao nhiêu lâu thì sản dịch sau sinh hết, những điều cần chú ý
Nguyên nhân nào gây suy giáp ở trẻ em?
Những dấu hiệu thai nhi phát triển tốt trong 3 tháng đầu mẹ bầu nên biết
Mẹ bầu nên sinh thường hay sinh mổ để bé thông minh hơn
Biểu hiện tăng huyết áp thai kỳ và cách ổn định huyết áp cho bà bầu
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email