- Nhau bám mặt trước (vị trí ở phía trước thành tử cung)
- Nhau bám mặt sau
- Nhau bám ở phía trên thành tử cung
- Nhau bám ở bên phải hoặc bên trái tử cung
Nhau thai bám trước được hiểu là nhau nằm ngay ở phía trước đầu của thai nhi. Điều đó có nghĩa là nhau thai nằm ngay phía trước và bào thai nằm ngay phía sau nó.
Nhau bám mặt trước có thực sự an toàn tuyệt đối?
Được cho là an toàn, không gây nguy hiểm cho bé trong suốt 40 tuần thai nhưng nhau thai bám trước vẫn có những nguy cơ nhất định. Đó là bà bầu bị huyết áp, tiểu đường, bé tăng trưởng chậm và thai chết lưu. Những phụ nữ có nhóm máu O thường có nguy cơ bị nhau thai bám mặt trước cao hơn. Ngoài ra, nhau bám mặt trước có thể gây ra những cản trở trong thai kỳ.
1. Cảm nhận những cử động của bé
Nhau bám mặt trước sẽ tạo nên sự ngăn cách giữa bé và tử cung. Vì vậy, bạn sẽ không cảm thấy bất kỳ cử động nào của bé. Thậm chí, khi bước vào giai đoạn giữa của thai kỳ, bạn cũng không cảm nhận được những cú đạp của bé.
2. Nhau bám trước cản trở các thủ thuật y khoa
Nếu bé bị ngôi ngược (mông ra trước), rau thai bám mặt trước sẽ cẩn trợ việc đưa bế ra ngoài. Các tình huống trên đều sẽ được giải quyết nếu nhau thai trở lại trí ví phía sau vào giai đoạn cuối của thai kỳ.
3. Khó nghe được nhịp tim của bé
Vị trí bám của nhau thai không thuận lợi sẽ khiến bác sĩ gặp nhiều khó khăn khi nghe nhịp tim của bé. Tuy nhiên, việc siêu âm xác định giới tính của thai nhi thì lại không có trở ngại.
4. Nhau bám mặt trước có sinh thường được không?
Hiện tại vẫn chưa có thông tin chính xác về việc nhau bám mặt trước không thể sinh thường được. Do đó, mẹ nên yên tâm và không cần lo lắng nhiều, tránh ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Để biết chính xác và đảm bảo an toàn, mẹ cần khám sức khỏe tổng quát để đánh giá sức khỏe. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ dùng phương pháp sinh thường hay sinh mổ.
Nhau bám mặt trước sinh con trai hay con gái?
Dân gian vẫn đồn rằng nhau rau bám trước đa phần là sinh con gái. Nhưng các chuyên gia sản khoa khẳng định rau bám mặt trước hay sau không phải là cột mốc để xác định giới tính thai nhi.
Chỉ biết rằng, có thể nhau bám trước sẽ khó sinh hơn so với nhau bám mặt sau. Chuyện sinh như thế nào do ý muốn của mẹ một phần nhưng quyết định vẫn nằm ở bác sĩ. Vì còn rất nhiều yếu tố phụ thuộc như sức khỏe của thai nhi và các phần phụ của thai như các bộ phận: bánh nhau, dây rốn, ối…
Một số lưu ý
Mẹ bầu nhau bám mặt trước cần tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ như:
- Khám thai theo định kỳ
- Tránh vận động nhiều
- Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể
- Lên kế hoạch ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp
- Chọn ăn những thức ăn dễ tiêu
- Ăn uống nhiều hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt
- Uống bổ sung sắt, axit folic và canxi ở dạng hữu cơ dễ hấp thụ.
Nhau thai bám trước về cơ bản là an toàn cho thai nhi trong suốt thai kỳ, đây là điều quan trọng mẹ cần biết. Tất cả các nguy cơ vẫn có khả năng xảy ra nhưng là “thứ yếu”.