Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Viêm da cơ địa khi mang thai và cách điều trị an toàn, mau khỏi
Ngày cập nhật:  23/04/2021 15:40:56
Khi bé phát triển thì tình trạng rạn da, da nứt nẻ... là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, điều đó làm mẹ bầu bị viêm da cơ địa khi mang thai.


Nguyên nhân bị viêm da cơ địa khi mang thai

1. Sự thay đổi hormone

Trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, cơ thể mẹ bầu sản sinh ra hormone ploractin (đóng vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất, phát triển tuyến tụy) và progesterone (điều hòa nội tiết tố nữ trong cơ thể).

Sự tăng nhanh IgE trong huyết tương làm các chất dẫn truyền thần kinh trên, dẫn tới tình trạng rối loạn các chức năng của cơ thể bà bầu và bùng phát triệu chứng viêm da cơ địa khi mang thai.

2. Hệ miễn dịch suy giảm

Những tháng đầu mang thai, cơ thể mẹ bầu thường rất mệt mỏi do ốm nghén, ăn uống không đủ chất. Đây là cơ hội cho các bệnh về da liễu bùng phát, trong đó có viêm da cơ địa.

3. Căng thẳng, lo âu kéo dài

Khi mang bầu, các mẹ bầu thường trở nên nhạy cảm, hay lo lắng hơn. Tình trạng này kéo dài có thể kích thích các phản ứng viêm trong cơ thể, làm viêm da cơ địa bùng phát.

4. Các yếu tố khác

Ngoài ra, các yếu tố tác động ngoại cảnh như tiếp xúc với hóa chất, lông chó mèo, thời tiết thay đổi, mặc quần áo bó sát... cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm da cơ địa.

Biểu hiện của viêm da cơ địa khi mang thai

Xuất hiện các nốt ban đỏ hoặc hồng ở bàn tay, bà chân, bụng, cổ, ngực...

Xuất hiện mụn nước ở vùng da bị tổn thương, mụn nhỏ, xuất hiện tập trung và dễ vỡ. Khi mụn vỡ sẽ khiến vùng da bị viêm đỏ, đau rát.

Sau một thời gian, vùng da đó sẽ khô lại, đóng vảy khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu.

Viêm da cơ địa khi mang thai và cách điều trị an toàn, mau khỏi - ảnh 1


Viêm da cơ địa có ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Viêm da cơ địa là chứng bệnh da liễu có phạm vi ảnh hưởng rộng nhưng lành tính thường có thể kiểm soát được. Tuy nhiên tình trạng ngứa ngáy, khó chịu sẽ khiến mẹ bầu mất ngủ, chán ăn, suy nhược.

Nếu không chữa trị kịp thời, em bé khi sinh ra dễ dẫn đến tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, có tới 70% các bé khi sinh ra bị di truyền các bệnh về viêm da như chàm, viêm mũi dị ứng, hen suyễn...

Chữa viêm da cơ địa với phướng pháp hiệu quả, an toàn

1. Trị viêm da cơ địa mang thai không dùng thuốc

Chườm lạnh: là phương pháp giảm sưng, giảm viêm ngứa áp dụng được cho các mẹ bầu. Nên chườm lạnh vào trước khi đi ngủ để giảm tình trạng ngứa ngáy giúp bà bầu có giấc ngủ ngon.

Dùng kem dưỡng ẩm: viêm da cơ địa thường khiến da dày, sần sùi, đau rát... Chính vì thế, lớp kem dưỡng ẩm sẽ khiến làm da trở nên dịu nhẹ. Tuy nhiên, các mẹ nên lựa chọn những sản phẩm lành tính, bôi từ 2-4 lần/ngày.

Viêm da cơ địa khi mang thai và cách điều trị an toàn, mau khỏi - ảnh 2


Lá tắm thảo dược: lá chè tươi, lá khế, là trầu không... là những bài thuốc dân gian dùng để tắm để khắc phục tình trạng viêm da cơ địa. Đồng thời, thúc đẩy quá trình phục hồi da.

2. Dùng thuốc trị viêm da cơ địa

Các mẹ bầu có thể sử dụng thuốc bôi có chứa kẽm oxide có tác dụng sát trùng và bảo vệ da, an toàn cho phụ nữ mang thai.

Các loại thuốc bôi chứa corticoid và acid salicylic thường chỉ định không sử dụng trong thời gian mang thai vì rủi ro mang lại nhiều hơn hiệu quả.

http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bổ sung sắt trước mang thai có nên không? Bao nhiêu là đủ?
Những hành động tưởng vô hại của mẹ bầu nhưng khiến thai nhi dây rốn quấn cổ
Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm có thai được không?
Hiểm hoạ rình rập mẹ bầu và thai nhi với chứng hở eo cổ tử cung khi mang thai
Dấu hiệu chuyển dạ chuẩn nhất, mẹ bầu cần lưu ý khi sắp đến ngày sinh
HỎI - ĐÁP VỀ CÁC VẤN ĐỀ TRONG SÀNG LỌC TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG?
Mẹ bầu nhất định phải xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, nếu không có thể gây nguy hiểm cho thai nhi
Khi mẹ bầu thiếu máu: Thai nhi phải đối mặt với nguy cơ gì?
Mẹ bầu có biết: Ngủ đúng bên sẽ giúp giảm nguy cơ sảy thai và thai chết lưu
Thành phần sữa mẹ như thế nào sẽ giúp bé tăng cân và tăng chiều cao tốt nhất?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email