Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Khi mẹ bầu thiếu máu: Thai nhi phải đối mặt với nguy cơ gì?
Ngày cập nhật:  26/03/2021 15:10:58
Mẹ bầu thiếu máu làm gia tăng nguy cơ thai nhi chậm phát triển, sinh non, trẻ sinh ra sẽ có cân nặng khi sinh thấp… Trong trường hợp thiếu máu nặng


Thiếu máu là một tình trạng y tế xảy ra khi cơ thể không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy và dưỡng chất thiết yếu đến các mô. Tình trạng này xảy ra sẽ khiến nhiều cơ quan và chức năng của cơ thể bị ảnh hưởng. Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị thiếu máu cao hơn do cơ thể cần tạo ra nhiều máu để giúp cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.

Vì sao mẹ bầu thiếu máu?

Nếu trước và trong thai kỳ, bạn không nhận đủ khoáng chất sắt và một số dưỡng chất (folate, vitamin B12), cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ lượng tế bào hồng cầu cần thiết, do đó làm gia tăng nguy cơ thiếu máu. Thêm vào đó khi mang thai, mẹ bầu có nguy cơ bị thiếu máu cao hơn do cơ thể cần tạo ra nhiều máu để giúp cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.



Bà bầu thiếu máu thường là do những nguyên nhân sau:

•    Chế độ ăn uống không cung cấp đủ sắt: Nếu không ăn đủ thực phẩm giàu chất sắt hoặc cơ thể không có khả năng hấp thụ chất sắt sẽ dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt.
•    Quá trình mang thai: Ở giai đoạn này, cơ thể bạn cần lượng sắt lớn hơn để có thể tạo ra lượng máu nhiều hơn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng sắt mà mẹ bầu cần vào khoảng 1,5 – 3mg nguyên tố sắt/ngày. Thêm vào đó tình trạng ốm nghén khi mang thai khiến mẹ bầu nôn nhiều, ăn uống kém… làm gia tăng nguy cơ bị thiếu dưỡng chất, vô tình dẫn đến thiếu máu.
•    Thiếu máu trước khi mang thai: Mẹ bầu có nguy cơ bị thiếu máu cao nếu trước khi mang thai từng bị chảy máu kinh nguyệt nặng, bị viêm loét hay từng hiến máu…

Thai nhi phải đối mặt với nguy cơ nào nếu mẹ bầu thiếu máu?

Mẹ bầu thiếu máu, nhất là những mẹ bầu thiếu máu nặng mà không được điều trị có thể khiến thai nhi phải đối mặt với các nguy cơ sau:

•    Thiếu máu
•    Chậm phát triển, thậm chí là bị dị tật nếu nguyên nhân mẹ bầu bị thiếu máu là do thiếu vitamin B12
•    Sinh non
•    Cân nặng khi sinh thấp

Ngoài ra, nếu bị thiếu máu nặng, mẹ bầu có thể phải đối mặt với các vấn đề như: trầm cảm sau sinh, cần được truyền máu (nếu trong khi sinh bị mất nhiều máu), thậm chí là tử vong.

Giải pháp cho mẹ bầu thiếu máu do thiếu sắt

Để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai, bạn hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng thông qua việc bổ sung thực phẩm giàu sắt và vitamin C vào chế độ ăn hằng ngày.



+ Các thực phẩm giàu sắt bao gồm:
•    Thịt nạc, thịt đỏ (thịt bò, thịt bê, thịt heo…), thịt gia cầm và cá
•    Rau có màu xanh đậm như: cải bó xôi, bông cải xanh, rau dền, rau ngót, rau mồng tơi, cải xanh, cải xoong, rau lang, cải xoăn kale, cải Brussel…
•    Ngũ cốc nguyên hạt
•    Các loại đậu như: đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu gà, đậu thận…
•    Gan động vật
•    Hải sản
•    Trứng.
+ Thực phẩm chứa vitamin C:
•    Trái cây các loại: đu đủ, dâu tây, sơ ri, xoài, hồng, hồng xiêm, kiwi, cam, bưởi, quýt, ổi, mâm xôi…
•    Nước ép trái cây họ cam quýt (bưởi, cam, quýt, chanh), nước ép chanh dây…
•    Các loại rau: cà chua, ớt chuông, khoai tây…

Việc tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể bạn có thể hấp thu được nhiều sắt hơn. Hãy kết hợp các thực phẩm giàu sắt với thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, chẳng hạn như: bạn có thể nhấm nháp một ly sinh tố dâu sau khi ăn thực phẩm giàu sắt.

Mách mẹ bầu cách chọn sản phẩm bổ sung sắt

Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm bổ sung sắt dành cho mẹ bầu được bày bán rộng rãi tại các nhà thuốc. Thế nhưng để chọn được sản phẩm bổ sung sắt phù hợp, bạn nên tham khảo các gợi ý dưới đây:

Ưu tiên chọn sản phẩm có chứa loại sắt hữu cơ (sắt fumarate) có hàm lượng sắt cao, dễ hấp thu, ít gây táo bón so với sắt vô cơ.

Sản phẩm bổ sung sắt trên thị trường có hai dạng: nước và viên. Mẹ bầu nên chọn sản phẩm ở dạng viên nang mềm vừa dễ uống vừa có hương vani giúp che giấu được mùi vị khó chịu của sắt.

Mẹ bầu nên chọn các sản phẩm có chứa sắt kết hợp với axit folic cùng vitamin B12. Nguyên do là 2 thành phần axit folic và vitamin B12 là các dưỡng chất thiết yếu cho quá trình sản xuất hồng cầu, duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào máu, tăng cường quá trình trao đổi chất cho cơ thể…


Mẹ bầu thiếu máu làm gia tăng nguy cơ thai nhi chậm phát triển, sinh non, trẻ sinh ra sẽ có cân nặng khi sinh thấp… Trong trường hợp thiếu máu nặng
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Mẹ bầu có biết: Ngủ đúng bên sẽ giúp giảm nguy cơ sảy thai và thai chết lưu
Thành phần sữa mẹ như thế nào sẽ giúp bé tăng cân và tăng chiều cao tốt nhất?
Hiện tượng thai to dưới góc nhìn sản khoa
UNG THƯ VÚ VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA
Tại sao bác sĩ cho mẹ bầu xét nghiệm nước tiểu khi khám thai
Ra dịch nhầy màu hồng khi mang thai tháng đầu có phải dấu hiệu nguy hiểm?
U buồng trứng xoắn
Vết mổ sau sinh bị nhiễm trùng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Bác sĩ BV Nhi đồng chia sẻ 4 sai lầm nguy hiểm của cha mẹ khi hạ sốt cho trẻ
Tìm hiểu về bệnh bạch hầu và thai kỳ
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email