Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Cách cai sữa đúng cho mẹ để tình cảm mẹ con không rạn nứt
Ngày cập nhật:  21/04/2021 08:57:04
Sữa mẹ là loại thức ăn tốt nhất đối với sự phát triển của bé yêu. Tuy nhiên vì một số lý do đến từ cả phía mẹ và bé mà đến một thời điểm nào đó cần phải cai sữa. Vậy mẹ đã biết cách cai sữa đúng hay chưa. Hãy tham khảo bài viết sau đây để có thêm nhiều thông tin hơn nhé.





Khi nuôi con bằng sữa mẹ các mẹ sẽ hay có các thắc mắc về vấn đề này. Cho con bú mẹ đến lúc nào thì nên cai. Cai bằng cách nào vừa nhanh mà tình cảm mẹ con không bị rạn nứt. Sau khi cai sữa mẹ rồi phải chăm sóc bé thế nào để con không ốm, không sút cân nặng.



Thời điểm nào mẹ nên cai sữa cho bé

– Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi con được 2 tuổi thì có thể cai sữa mẹ hoàn toàn. Nếu mẹ nào có điều kiện tiếp tục cho bú lâu hơn thì càng tốt.

– Cai sữa khi bé đã ăn dặm tốt. Con ngồi vững, ăn được đa dạng các loại thực ăn. Bé có thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ các thức ăn khác ngoài sữa mẹ.

– Tuyệt đối không cai sữa khi con đang ốm hoặc có dấu hiệu sắp ốm
 
Các mẹ nên cố gắng cho con bú lâu, ít nhất là đến 2 tuổi hãy bắt đầu cai

Cách cai sữa đúng nhất mẹ nên áp dụng

Tác hại từ những mẹo cai sữa thường dùng

– Hóa trang vú: Hành động vẽ bậy lên ngực, dán băng dính hoặc chít nhọ nồi lên vú là những cách làm khá phổ biến. Cách làm này khá an toàn và hiệu quả nên được nhiều mẹ lựa chọn. Tuy nhiên nó khiến con sợ hãi và không còn yêu quý mẹ như trước nữa.
– Gửi con về nhà ngoại: Tuyệt đối không nên làm như vậy. Hành động này khiến con phải chịu nỗi đau kép. Vừa phải khát sữa vừa không được bên cạnh mẹ.
 
Mẹ không nên cai ti của con đột ngột bằng các loại dầu gió hay thứ có vị đắng khác

– Bôi thuốc đắng, dầu gió lên đầu ti: Khi con ngậm vào thấy đắng sẽ nhả ra, mẹ cai sữa thành công. Tuy nhiên con sẽ bị ốm, bệnh khi hít hay ăn phải những thứ mẹ bôi. Trong dầu gió có chứa methyl salicylat. Nếu con hít phải sẽ dẫn đến tổn thương hệ hô hấp, nếu ăn phải có thể dẫn đến co giật, hôn mê thậm chí tử vong.

– Đánh vào miệng mỗi khi con đòi bú. Có nhiều mẹ biến mình thành một ác quỷ trong mắt con. Sau một số lần bị đánh như thế bé sẽ sợ hãi và không đòi bú nữa. Tại sao lại khiến con sợ mình và dần xa lánh mình như vậy. Các mẹ không nên áp dụng phương pháp này để cai sữa.



Cách cai sữa đúng dành cho mẹ để cả hai mẹ con được thoải mái

– Giảm dần cữ bú của con: giảm một cách từ từ số lần cho con bú. Nếu như bình thường mẹ cho bé ăn 8 lần một ngày thì nếu muốn cai mẹ giảm xuống 6,5 lần rồi 3,2 lần.
– Cho bé ăn dặm nhiều hơn. Mặc dù sữa mẹ là tốt nhất chứa đầy đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên các chất dinh dưỡng khác đến từ thực phẩm ăn dặm cũng có thể thay thế sữa mẹ để giúp bé phát triển. Khi mẹ cho con ăn dặm, bé sẽ giảm dần nhu cầu bú.
 
Cho bé ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng là cách cai ti mẹ tốt nhất

– Ở cạnh con trong thời gian cai sữa. Trong thời gian cai sữa mẹ đừng đi đâu xa, đừng né tránh con. Hãy luôn bên cạnh và cùng con vui chơi một số trò chơi thú vị để giúp con quên đi nỗi nhớ vú mẹ.

Chế độ chăm sóc bé yêu sau khi cai sữa

Sau khi đã cai sữa của bé, các mẹ phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất để giúp bé phát triển tốt. Ngoài ra sau cai sữa mẹ cũng không vội đi xa trẻ ngay lập tức vì sẽ khiến con hụt hẫng. Thường xuyên bên con để trẻ thấy được yêu thương và ít ốm vặt hơn.

Trên đây là một số cách cai sữa đúng và hiệu quả dành cho mẹ. Mẹ hãy cho con bú càng lâu càng tốt nhé. Vì sữa mẹ là dinh dưỡng tốt nhất mà không một thực phẩm nào có. Ngoài việc bổ sung năng lượng nó còn giúp bé yêu có hệ miễn dịch khỏe mạnh.


bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Trẻ cần ngủ bao nhiêu lâu là đủ để phát triển tốt?
Trẻ mọc răng bị tiêu chảy có sao không và biện pháp xử lý
Tình trạng trẻ dậy thì sớm tăng gấp 35 lần so với 10 năm trước: Cảnh báo dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai mà bố mẹ Việt dễ bỏ qua
Xuất hiện những dấu hiệu này khi mắc tay chân miệng, cần đến bệnh viện ngay
Có nên sử dụng thuốc long đờm khi trẻ bị ho hay không? Đây là câu trả lời của chuyên gia
Suy dinh dưỡng ở trẻ: Mẹ phải làm sao đây?
“Đánh bay” nỗi lo trẻ em nôn trớ với 3 nguyên tắc vàng các mẹ nên biết
Thực phẩm giàu DHA tốt cho não bộ, tăng chất xám giúp con thông minh
Không phải thuốc lợi sữa, mẹ hãy áp dụng theo cách tự nhiên này để có nhiều sữa cho con
Bé khò khè có đờm nhưng không ho? mẹ xử lý thế nào?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email