Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Bị sản hậu vì "gần chồng" sớm sau sinh?
Ngày cập nhật:  10/01/2012 09:17:06
Hậu sản mòn là tình trạng phụ nữ sau sinh không được chăm sóc và dinh dưỡng đầy đủ, kể cả khi đang mang thai, chứ không phải gần chồng quá sớm.


 



Một số sản phụ sau khi sinh nhanh chóng lấy lại được vóc dáng “thời con gái”. Với những người có vóc dáng quá cỡ thì đó là niềm mơ, nhưng với những người có dáng quá gầy thì đây là “điều đáng xấu hổ”. Nhóm này cho rằng, đó là dấu hiệu “sản mòn” minh chứng cho việc sản phụ “gần gũi” chồng quá sớm.
 
Xấu hổ vì "không mập sau sinh"
 
Gần 2 năm sau khi sinh con, cân nặng của chị Thu vẫn không vượt quá thời con gái “siêu gầy”. Điều đáng nói là sau khi sinh, mẹ chồng và mẹ ruột chị thay phiên nhau chăm sóc cháu và giúp chị làm việc nhà. Ban đêm, mẹ chị còn khuyên vắt sữa ra bình để bà trực tiếp cho bé bú giúp chị có thể ngủ yên giấc.
 
Trong suốt 3 tháng 10 ngày, chị chẳng đụng tay đến bất cứ việc gì ngoài ăn, ngủ và cho con bú. Hàng xóm thấy vậy nói chị bị suy nhược do không quen chăm sóc con, trong khi mẹ ruột trách chị ham “gần chồng quá sớm”. Thanh minh hết lần này đến lần khác nhưng mẹ chị vẫn không tin là chị chỉ gần chồng sau “3 tháng 10 ngày”.
 
Mẹ chị cho rằng, phụ nữ thời còn con gái có gầy đến thế nào đi nữa thì sau khi sanh con cũng mập lên. Còn ngay cả sau 2-3 năm mà vẫn không mập lên thì chỉ có nguyên nhân duy nhất là bị sản hậu, sản mòn vì “gần chồng quá sớm”. Mẹ chị còn nhấn mạnh, thời của bà, những trường hợp giống chị đều bị hàng xóm chê cười, dèm pha đến xấu hổ.

Gầy không phải là bệnh sản hậu

Theo Ths.BS Nguyễn Thị Như Ngọc bệnh hậu sản là những bệnh phụ nữ xảy ra trong vòng 6 tuần sau sinh. Trong y khoa, đây là những bệnh có liên quan đến việc sinh đẻ. Ví dụ, khi bị sốt, nếu là do nhiễm trùng tử cung, thì được gọi là bệnh hậu sản.
 
Tuy nhiên, nếu sốt do nhiễm siêu vi, hay do đau ruột thừa thì cũng không thuộc lĩnh vực hậu sản, không thể gọi đó là một bệnh hậu sản. Trong y khoa không có từ "sản hậu" mà chỉ có “hậu sản”. Những bệnh lý trong thời kỳ hậu sản bao gồm những bất thường như nhiễm trùng, tai biến sản khoa muộn, rối loạn kinh nguyệt hay những rối loạn tâm sinh lý khác kể cả buồn hay trầm cảm sau sinh.
 
Thông thường sau khi sinh, trong vòng 1 năm, bà mẹ phải nuôi con nhỏ, có thể cho con bú mẹ hoặc không. Khó khăn trong nuôi con, dinh dưỡng sai lầm khi nuôi con, ít vận động, làm việc quá sức... cũng là những lý do có thể làm thay đổi trọng lượng.
 
Có thể hình dung việc mang thai - sinh con - nuôi con như một tình trạng làm việc quá sức, căng thẳng... nên không ít người luôn giữ trọng lượng cơ thể ở mức quá khiêm tốn. Bên cạnh đó, không chỉ có người bị gầy mà còn có người tăng cân hoặc không giảm cân nổi sau sinh.
 
Nếu sản phụ quá gầy thì cần đi khám để xác định có bệnh lý nào đó chưa được phát hiện hay không. Ngoài ra, việc quan hệ tình dục, tốt nhất nên đợi qua thời kỳ hậu sản, vì trong trường hợp chưa biến chứng, tử cung trở về bình thường trong thời gian từ 4-6 tuần. Trong tháng đầu sau sinh, lỗ cổ tử cung còn hở, còn sản dịch... đây là những điều kiện dễ gây nhiễm trùng tử cung.
 
Ngoài ra, trong giai đoạn này, sức khỏe của bà mẹ chưa thật sự hồi phục, đặc biệt khi có những tổn thương sinh dục hoặc sau mổ sanh sẽ gây đau khi giao hợp, ảnh hưởng đến quan hệ tình dục, đến sức khỏe.

Với những lý do đó, việc quan hệ tình dục sau khi sanh, trong thời kì hậu sản, sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sản phụ, chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gầy, bị “sản mòn do chạm phong long” như nhiều người vẫn nghĩ trước đây.

 

Theo Phụ nữ TPHCM
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
3 dạng trí thông minh cần được chú trọng phát triển ở trẻ
Những hành vi không nên cấm bé
Bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ em
Viêm tuyến sữa sau khi sinh con
Khi nào không nên tiêm vaccine cho trẻ?
Chăm sóc giấc ngủ cho bé và những sai lầm của cha mẹ
10 biện pháp chống mệt mỏi sau sinh
Trẻ thông minh hơn nhờ thực phẩm chứa kiềm
Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ
Mùa hè, chớ cạo trọc đầu cho bé
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  30/12/2024- Hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ, mẹ bầu nên biết
  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
Xem tất cả
Liên kết email