Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Trẻ sơ sinh và giấc ngủ
Ngày cập nhật:  04/08/2010 09:13:51
Khi mới chào đời trẻ không phân biệt được ngày hay đêm và dạ dày bé nhỏ của trẻ cũng không chứa đủ sữa hay chất dinh dưỡng để có thể làm cho bé ngủ trong một thời gian dài mà không bị đói, các bé cần bú sữa mỗi giờ cho dù là đêm hay là ngày, vì vậy các bà mẹ trẻ cần tìm hiểu về giấc ngủ của bé để sinh hoạt của bé và mẹ được tốt hơn .

   
Trẻ sơ sinh ngủ bao lâu?

Trẻ sơ sinh có thể ngủ 16 tiếng một ngày (thậm chí là hơn). Mỗi lần ngủ từ 3 – 4 tiếng. Cũng giống như người lớn, trẻ thường trải qua những giai đoạn khác nhau của giấc ngủ: mơ màng, ngủ ngắn, ngủ sâu và ngủ rất sâu. Khi bé lớn dần lên thì khoảng thời gian thức giấc cũng tăng lên.
 

Trẻ sơ sinh có thể ngủ 16 tiếng một ngày




Mỗi lần trẻ ngủ từ 3 – 4 tiếng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ vì mẹ sẽ phải thức giấc giữa đêm. Mẹ hãy kiên nhẫn nhé vì điều này sẽ thay đổi khi con lớn dần lên và bắt đầu biết thích nghi với nhịp điệu cuộc sống bên ngoài cái bụng ấm áp của mẹ.
Lúc này, trẻ có nhu cầu ăn lớn hơn nhu cầu ngủ. Các bác sĩ nhi khoa cũng khuyến cáo là các mẹ không nên để trẻ mới sinh ngủ lâu quá mà không cho con bú. Điều đó có nghĩa là mẹ nên cho con bú cứ 3 - 4 tiếng một lần, có thể thường xuyên hơn. Các bé bú sữa mẹ sẽ nhanh đói hơn các bé bú sữa bình và mẹ cần phải cho bé bú cứ 2 giờ một lần trong những tuần đầu tiên.

Nơi ngủ và tư thế lí tưởng cho trẻ

Trong những tuần đầu tiên, phần lớn các mẹ đặt bé ở trong cũi hoặc nôi trong phòng ngủ. Không nên đặt bé ở phòng riêng vì mẹ sẽ không thể để mắt thường xuyên đến bé.
 
 

Không nên để bé nằm sấp trong khi ngủ




Các bác sĩ nhi khoa cũng khuyến cáo là mẹ không nên bế bé vào ngủ cùng giường với mình vì những lí do an toàn. Mặc dù rất nhiều nơi tán thành việc mẹ ngủ cùng bé thì vẫn có những nguy cơ bé bị đè vào người dẫn đến ngạt thở. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu trẻ ngủ ở giường với bố mẹ thì nguy cơ bị đột tử ở bé cũng cao hơn.
Mẹ cũng nên tạo cho bé thói quen ngủ càng sớm càng tốt. Mẹ hãy luôn đặt bé vào trong nôi cho bé ngủ để hình thành thói quen cho bé. Mẹ cũng nên nhớ là phải mất vài tuần thì não bộ của bé mới phân biệt được đêm và ngày, vì thế mà mẹ hãy luôn để mắt đến bé.
Mẹ nên đặt yếu tố an toàn cho bé lên hàng đầu. Đừng đặt bất cứ thứ đồ chơi, gối, chăn nào có thể ảnh hưởng đến việc hô hấp ở trẻ. Nhiều mẹ thích trang trí cho nôi của bé thêm nhiều màu sắc nhưng nó lại góp phần gây nguy hiểm cho bé đấy. Tránh đặt những vật dạng dây buộc, có cạnh sắc trong nôi và phải đảm bảo nôi và cũi mẹ dùng cho con đáp ứng đủ những tiêu chuẩn về an toàn.
Các bác sĩ nhi khoa cũng khuyên mẹ nên đặt bé nằm ngửa chứ không được nằm sấp vì bé rất có thể bị nghẹt thở. Những em bé nằm sấp thường khó ngủ và sẽ hít lại khí CO2 bởi vì bé sẽ không thể tự mình thay đổi tư thế. Tỉ lệ tử vong ở trẻ đã giảm xuống 50% kể từ năm 1992 khi các bác sĩ chính thức lên tiếng khuyến cáo.
 
 

Không nên để những đồ chơi có cạnh sắc ở gần bé




Mẹ có thể giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của trẻ để trẻ ngủ về đêm bằng cách tránh các kích thích khi cho con bú hay thay tã ban đêm. Mẹ  hãy để đèn mờ mờ và hạn chế chơi hay nói với bé. Điều này sẽ tự động truyền thông điệp cho bé là ban đêm chính là thời gian để ngủ.
Trẻ quá mệt sẽ gặp nhiều vấn đề trong lúc ngủ hơn là trẻ ngủ đủ giấc trong ngày. Chính vì thế nếu mẹ nào muốn con mình thức trong ngày để ban đêm con ngủ nhiều hơn thì chẳng có tác dụng gì đâu.
Nuôi con khi trẻ mới sinh ra được một tháng là quãng thời gian khó khăn nhất đối với các mẹ bởi mẹ sẽ phải thức giấc cứ vài giờ một lần.
Đến tháng thứ 2 thì hầu hết các trẻ sơ sinh đều ngủ từ 6 – 8 tiếng qua đêm. Nếu con bạn thức giấc trong đêm khi ở tháng tuổi thứ tư thì hãy nói với bác sĩ để tìm hướng giải quyết.

 

eva.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con bú
Các món cháo cho bé trên 10 tháng tuổi
CHÁO LƯƠN CHO BÉ
NHỮNG MÓN CHÁO DÀNH CHO BÉ TỪ 6-9 THÁNG TUỔI
Những thay đổi tâm sinh lý sau khi sinh
Kiểm tra bé trong tuần đầu
Chăm sóc đặc biệt cho trẻ suy dinh dưỡng
Làm thế nào cho trẻ ăn bổ sung hợp lý?
5 bí kíp giúp bé thông minh nổi bật
10 loại thực phẩm giúp trẻ thông minh hơn
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  30/12/2024- Hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ, mẹ bầu nên biết
  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
Xem tất cả
Liên kết email