Khi mang thai, sức đề kháng người phụ nữ giảm do thay đổi nội tiết, vì vậy dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, rubella, sốt xuất huyết...Ngoài ra mề đay cũng là một bệnh nằm trong danh sách "cảnh báo" đó.
Bệnh mề đay là gì?
Mề đay là một bệnh ngoài da, triệu chứng dễ nhận thấy là những mảng sẩn phù màu hồng hoặc đỏ, nổi cao trên mặt da, từng đám mụn tập trung hoặc rải rác, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng gây cảm giác ngứa. Kích thước và số lượng thay đổi khác nhau, có thể ở bất cứ vị trí nào, khi khỏi không để lại dấu vết gì. Mề đay thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh phát ra và kéo dài từ vài phút đến vài giờ rồi tự biến mất đi, nhưng ngày sau đó thường phát lại, nhất là vào ban đêm. Khi biến mất thường không để lại dấu vết nếu là dạng thường và nếu mề đay xuất huyết sẽ để lại vết đen.
Phân loại bệnh.
Mề đay được chia làm hai loại chính:
Mề đay cấp tính: Bệnh biểu hiện đột ngột ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, thể hiện trên những sẩn phù nề, ngứa dữ dội. Cơn xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ thì lặn, hoặc có thể từng đợt kế tiếp nhau. Ngoài ra có thể kèm theo sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng, khó thở...
Mề đay mãn tính: Đó là khi tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 8 tuần lễ, không kể nhiều hay ít, có khi ngắt quãng nhiều ngày. Ngoài ra có thể gặp các dạng khác như:
- Mề đay thành vệt dài, thành vòng
- Mề đay xuất huyết.
- Mề đay sần ở trẻ em.
- Mề đay mụn nước, phỏng nước.
- Mề đay khổng lồ: Đó là phù nổi đột ngột làm sưng phù mặt, mi mắt, môi hoặc bộ phận sinh dục, sau vài giờ thì lặn, không ngứa chỉ gây cảm giác căng khó chịu, có thể làm phù đường hô hấp trên, gây hẹp thanh quản và họng dẫn tới khó thở, có khi phải cấp cứu.
- Mề đay cấp tiết cholin: Xuất hiện khi đi ra nắng, vận động thể lực, xúc cảm, hay gặp ở người trẻ tuổi. Mề đay nổi đột ngột rầm rộ khắp cơ thể gây cảm giác ngứa.
|
Nguyên nhân của bệnh
- Thực phẩm, thức uống, gia vị thường gây dị ứng như: sò, nghêu, cua, ghẹ, cá biển. Các loại sôcôla, sữa, bơ, pho mát...không hợp khẩu vị với một số người. Nhóm thực vật là dưa gang, dưa tây, cà chua, trái dâu, kể cả hành, tỏi. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng thức ăn thông thường nhất, "lành nhất" cũng có thể gây bệnh.
- Các chất phụ gia: Cũng là yếu tố quan trọng. Chúng có thể là chất tự nhiên như các loại men, giấm hoặc chất hóa học dùng để bảo quản và nhuộm màu thực phẩm.
- Thuốc men: Có rất nhiều thứ thuốc có thể gây dị ứng và nổi mề đay như: Penicilline, Aspirine, Sulfamides; các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc tránh thai...
- Nhiễm trùng: Các ổ nhiễm trùng, nhiễm nấm tiềm tàng thường gây bệnh mề đay mãn tính như viêm xoang, sâu răng, nhiễm trùng đường tiểu, viêm mũi - họng.
- Các loại bụi nhà, bụi phấn hoa, bụi lông thú và các loại ký sinh trùng cũng là nguyên nhân của mề đay mãn tính.
- Ngoài ra các yếu tố xúc cảm, thay đổi nhiệt độ, áp lực cọ xát do quần áo chật bó cũng có thể làm nổi mề đay.
Bệnh mề đay và phụ nữ khi có thai
Mề đay là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Virus mề đay gây nên. Đối với người bị mề đay có thể không vấn đề gì nhưng nó lại cực kì nguy hiểm cho phụ nữ khi có thai. Nó không chỉ có thể gây viêm nhiễm khắp người mà còn có thể gây viêm nhiễm trong tử cung thông qua nhau thai và bộ phận sinh dục. Phụ nữ mang thai mắc bệnh mề đay có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đây là một trong số các nguyên nhân gây sảy thai, thai nhi khó phát triển trong tử cung và chứng mề đay bẩm sinh.
Khi phụ nữ mắc bệnh mề đay, ban đầu thường thấy đau cổ họng, sốt, ho, sổ mũi, đau đầu, đâu cơ, khớp và ra nhiều khí hư. Sau đó xó thể xuất hiện ở sau tai, sau cổ. Hạch toàn thân sưng to. Đặc trưng rõ nhất là trên mặt, thân người và tứ chi thai phụ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, niêm mạc da xung huyết.
Tác hại của bệnh mề đay đối với thai nhi?
Virus mề đay khi xâm nhập vào cơ thể sẽ khống chế hạch phân chia làm cho nhiễm sắc thể bị đứt. Khi phụ nữ mang thai nhiễm mề đay, virus có thể tiến sâu vào cơ thể thai nhi thông qua nhau thai và làm tổn hại đến thai nhi. Trong giai đoạn đầu của kì mang thai, sự phân hoá bộ máy của thai nhi vẫn chưa hoàn thiện, virus sinh sôi trong tế bào của phôi thai làm nhiễm sắc thể bị đứt, ảnh hưởng đến quá trình nhân bản của ADN. Virus này tiếp tục phát triển sẽ gây tổn hại đến sự phát triển bình thường của các bộ phận phôi thai. Đó là nguyên nhân của chứng mề đay bẩm sinh của đứa trẻ sau này. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân của các dị tật bẩm sinh như:
- Dị dạng mắt: Bệnh đục thuỷ tinh thể, giác mạc vẩn đục, viêm võng mạc, mắt lác.
- Dị dạng hệ thống thần kinh trung ương: nghễnh ngãng, nói lắp, dị dạng tiểu não, trí lực phát triển không đầy đủ.
- Dị dạng tâm huyết quản: bệnh tim bẩm sinh
- Hệ thống hô hấp: viêm phổi virus
- Hệ thống tiết niệu và sinh dục: nứt dưới âm đạo, ẩn tinh hoàn, xơ thận
- Hệ thống máu: thiếu máu, bạch cầu giảm
- Hệ thống xương: hở hàm ếch, ngón tay, ngón chân ngắn
Qua một số khảo sát, các nhà chuyên môn cho biết: trong sự biến đổi bệnh lí này thường gặp nhất là bệnh đục thuỷ tinh thể bẩm sinh (chiếm khoảng 89%), tiếp theo là điếc (84%) và dị dạng tâm huyết quản chiếm 60%. Ngoài ra họ còn cho biết thêm: sự phát sinh mề đay bẩm sinh liên quan tới thời gian nhiễm virus. Nếu thai phụ bị nhiễm virus tháng đầu tiên mang thai, nguy cơ cho thai nhi là 50%, tương ứng tháng thứ 2 là 30%, tháng thứ 3 là 20% và từ tháng thứ 4 trở đi là 5%.
Tuy nhiên điều làm các nhà khoa học lo ngại nhất là sự biến đổi bệnh lí không thể hiện rõ lúc trẻ chào đời mà sau vài tuần, vài tháng, thậm chí vài năm người ta mới phát hiện được. Lúc này không thể ngăn ngừa được nữa. Nhiều trẻ em dị tật sinh ra sau một thời gian sẽ chết mà nguyên nhân sâu xa chính là do nhiễm Virus mề đay.
Virus mề đay rất nguy hiểm cho phụ nữ trong thời gian thai kì. Do vậy trước và sau khi mang thai các thai phụ phải đặc biệt coi trọng công tác dự phòng.
Giải pháp gì cho vấn đề này?
Trước tiên phải tích cực tiêm phòng dịch. Hiện nay loại vác - xin thường dùng là RA 27/3. Loại vác - xin này có hiệu quả tương đối tốt, giá trị kháng thể cao, thời gian phát huy tác dụng lâu, an toàn, đáng tin cậy, hiệu quả dự phòng lên tới 95%. Tuy nhiên không dành cho phụ nữ đang mang thai và phụ nữ chỉ được mang thai sau khi tiêm 3 tháng. Vì vậy trong giai đoạn chuẩn bị mang thai, phụ nữ nên được tiêm phòng trước. Ngoài ra khi phụ nữ mang thai cần tránh tiếp xúc với bệnh nhân mề đay. Đối với phụ nữ mang thai trong giai đoạn đầu nếu phát hiện sớm nhiễm Virus mề đay thì lời khuyên của các chuyên gia là nên nạo thai để tránh nguy cơ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh.
|