Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
Ngày cập nhật:  23/04/2024 09:14:08
DHA giúp tăng cường khả năng phát triển trí não, khả năng vận động cũng như thị lực ở trẻ trong những năm đầu đời. Ngoài ra, việc bổ sung DHA cho mẹ bầu trong quá trình mang thai cũng hạn chế nguy cơ sinh non ở thai phụ.

 

 
 

DHA là một trong những dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé trong giai đoạn thai kỳ. DHA giúp tăng cường khả năng phát triển trí não, khả năng vận động cũng như thị lực ở trẻ trong những năm đầu đời. Ngoài ra, việc bổ sung DHA  cho mẹ bầu trong quá trình mang thai cũng hạn chế nguy cơ sinh non ở thai phụ.
 

DHA là gì?
 

DHA (hay còn gọi là Acid docosahexaénoïque) là một acid béo không no omega-3, thành phần chiếm tỷ lệ không nhỏ trong chất xám của não bộ, đồng thời chiếm 60% tỷ lệ thành phần dưỡng chất có trong võng mạc.
 

Ở người trưởng thành, DHA có vai trò phòng ngừa các bệnh tim mạch, trầm cảm, tiểu đường, thoái hóa thần kinh (Alzheimer). Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, DHA là một dưỡng chất vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển thị giác, tăng cường khả năng phát triển trí tuệ và tâm lý tốt hơn.
 

bo sung dha cho ba bau

 

DHA do cơ thể tự sản xuất không đáp ứng đủ số lượng cần. Hiện nay, mặc dù ngày càng có nhiều thực phẩm được bổ sung DHA, nhưng tỷ lệ acid béo này vẫn còn rất thấp trong chế độ ăn uống thường ngày của mọi người. Do đó việc sử dụng thực phẩm có chứa DHA là rất cần thiết , có nguồn gốc từ các loại hải sản như cá trích, cá hồi cá ngừ, cá thu …  cùng các loại thực phẩm có khả năng tăng cường DHA như  rau  củ quả, sữa, trứng, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt…
 

Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu như thế nào?
 

DHA có một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển của thai nhi. Nó có mặt trong hầu hết các tế bào trên cơ thể, đặc biệt là thành phần cấu tạo tế bào của thần kinh và thị lực. Vì thế từ khi là thai nhi còn trong bụng mẹ cho đến khi lớn trưởng thành thì DHA vẫn cần thiết và cần bổ sung hàng ngày từ chế độ ăn uống.
 

Trong quá trình phát triển và hoàn thiện cơ thể trong bụng mẹ, thai nhi sử dụng nguồn DHA từ người mẹ truyền qua, sử dụng từ những tuần thai kỳ đầu tiên cho đến hết 9 tháng 10 ngày. Vì thế nếu mẹ bầu không nạp đủ DHA trong thai kỳ, sẽ gây ra tình trạng trẻ bị thiếu hụt DHA việc không được cung cấp đủ DHA cần thiết trong giai đoạn thai kỳ có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng và hen suyễn. Thai nhi thiếu hụt DHA khi sinh ra có nguy cơ chậm lớn, tư duy chậm, chỉ số thông minh thấp, khó học hỏi, thị lực kém,… so với trẻ bình thường. Ngoài ra cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ, chậm phát triển hơn so với trẻ được cung cấp đầy đủ DHA.
 

Bên cạnh đó, việc cơ thể mẹ bầu thiếu hụt DHA khi mang thai sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non, xuất hiện hiện tượng tiền sản giật, ngoài ra còn gia tăng khả năng mắc bệnh trầm cảm sau sinh, gặp các vấn đề về mãn kinh, bệnh lý về tim mạch, bệnh loãng xương.
 

Bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
 

Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ tăng lượng nhu cầu DHA theo từng giai đoạn để giúp thai nhi phát triển các bộ phận quan trọng nhất như não bộ, thị giác, hệ tuần hoàn. Và trong mỗi giai đoạn thai kỳ, thì nhu cầu bổ sung DHA cho mẹ bầu sẽ là khác nhau.
 

1. Tam cá nguyệt đầu tiên

 

Trong 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn cần bổ sung đầy đủ và cân bằng hầu hết các dưỡng chất DHA, canxi, sắt, vitamin và khoáng chất,… Lượng DHA cho mẹ bầu cần bổ sung trong thời gian này là 100 – 120mg mỗi ngày. Sữa, rau xanh đậm, thịt nạc, bánh mì, ngũ cốc, cá… là những thực phẩm giàu DHA cho mẹ bầu có thể bổ sung trong giai đoạn này.3 tháng đầu cũng là giai đoạn ốm nghén, nhiều mẹ ốm nghén nặng không thể ăn uống được, thì nên uống bổ sung viên DHA cho bà bầu.
 

bo sung dha cho me bau

 

2. Bổ sung DHA cho mẹ bầu giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2
 

Trong 3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn quan trọng cần tăng cường bổ sung DHA cho thai nhi vì não của bé phát triển liên tục và mạnh nhất với hơn 250.000 tế bào thần kinh hình thành trong mỗi phút. Thị giác thai nhi trong giai đoạn này cũng phát triển rất nhanh, trẻ có thể mở mắt và cảm nhận ánh sáng ngay cả khi vẫn còn trong bụng mẹ. Chính vì vậy DHA cho mẹ bầu giai đoạn này cũng là lớn nhất, mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ 200g DHA mỗi ngày. Mẹ bầu nên lưu ý bữa ăn mỗi ngày cần đầy đủ 1 phần đạm, 3 phần béo, 6 phần bột đường để có thể đảm bảo đầy đủ hàm lượng DHA cần thiết cho cơ thể. Để có sự phát triển tốt nhất cho mẹ và thai nhi, mẹ cũng nên dùng viên uống DHA cho mẹ bầu.
 

3. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3
 

Trong 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn mà kích thước của thai nhi và não bộ tăng nhanh nên cần nhiều acid béo để tập trung phát triển hệ thần kinh và mạch máu. Đây là thời kỳ tương đối nhạy cảm, tiền đề giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sinh non, tai biến tiền sản giật, giúp thai nhi phát triển tốt nhất ngay từ những năm tháng đầu đời. Tuy không phải tăng khẩu phần ăn uống như 3 tháng giữa, nhưng các mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, bổ sung viên uống chưa DHA nhiều hơn hai giai đoạn trước cho trí não con phát triển tốt nhất đồng thời  dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
 

bo sung dha cho me bau


Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu cũng cần duy trì bổ sung khoảng 200mg DHA mỗi ngày, việc này sẽ đảm bảo sự phát triển và hoàn thiện não bộ của trẻ tốt nhất. Thai nhi sẽ sử dụng DHA để hình thành các tế bào thần kinh, chất xám, đáp ứng được các tư duy và nhận thức cơ bản nhất.
 

Các loại thực phẩm giàu DHA cho mẹ bầu
 

Cá biển: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi… là các loại cá biển có chứa hàm lượng lớn DHA rất tốt cho sự phát triển thông minh của trẻ, nhưng mẹ bầu chỉ nên ăn cá biển với lượng vừa phải (300gram/tuần), để tránh nguy cơ nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.
 

Lòng đỏ trứng gà: có chứa nhiều DHA và choline rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Tuy nhiên chỉ nên ăn trứng đã chín hoàn toàn, không nên ăn trứng lòng đào, trứng đánh bông.

 

Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều lạc (đậu phọng)…, rất giàu DHA tốt cho trí não và thị giác của trẻ nhỏ. Mẹ bầu có thể làm sữa từ các loại hạt này hoặc sử dụng như món ăn vặt hàng ngày.
 

bo sung dha cho me bau


Rau xanh
như súp lơ, bắp cải, bí ngô, cải xoăn, cải xoong cũng rất dồi dào lượng DHA và chất xơ giúp mẹ bầu cải thiện bữa ăn hàng ngày. Lưu ý mua rau sạch và chế biến đúng cách để đảm bảo sức khỏe.
 

Sữa đặc chế dành cho bà bầu được bổ sung hàm lượng DHA tốt cho sự phát triển của thai nhi.
 

Viên bổ sung DHA: Trên thị trường hiện có rất nhiều loại vitamin tổng hợp hoặc các loại viên bổ sung DHA riêng dành cho phụ nữ mang thai với hàm lượng DHA phù hợp. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về nhu cầu sử dụng và mức độ thiếu hụt DHA trong bữa ăn hàng ngày.
 

Hiện nay, mặc dù ngày càng có nhiều thực phẩm được bổ sung DHA, nhưng tỷ lệ acid béo này vẫn còn rất thấp trong chế độ ăn uống thường ngày của mọi người. Do đó việc sử dụng thực phẩm có chứa DHA và bổ sung viên uống DHA cho mẹ bầu là rất cần thiết, để đảm bảo cho mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.

 

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email