Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
Ngày cập nhật:  10/04/2024 09:37:34
Con số quan trọng nhất mà mẹ cần nhớ khi đếm cử động thai là số 10. Khi bắt đầu đếm cử động thai, mẹ ghi lại giờ và ngừng lại khi đã đếm đủ 10 cử động

 

 
 

Hầu hết các mẹ bầu có thể cảm nhận những chuyển động đầu tiên của thai nhi ở tuần thứ 18 đến 22 của thai kỳ. Những mẹ đã từng trải qua một lần sinh con trước đó sẽ sớm nhận ra các cử động và dễ thấy thai nhi đạp nhiều hơn các mẹ mới mang thai lần đầu. Khi cảm nhận thấy những chuyển động như cánh bướm đập hay tiếng lụp bụp trong bụng, mẹ có thể hình dung ra con đang cuộn người, nhào lộn, vung tay, tung chân và thực hiện rất nhiều hoạt động khác. Trong bụng mẹ, thai nhi đang bắt đầu những ngày hết sức sôi động như thế đấy!
 

Mỗi bé có nhịp độ cử động riêng
 

Cũng giống như các bé sơ sinh, thai nhi là một cá thể riêng biệt và có cách hoạt động của riêng mình. Mẹ bầu không nên so sánh kiểu cử động của bé nhà mình với bất cứ ai khác vì điều này rất dễ tạo ra tâm lý lo lắng, hoang mang. Chuyện bé hoạt động nhiều trong thời gian còn trong tử cung không có nghĩa rằng mẹ sẽ sinh ra một em bé siêu quậy trong tương lai. Những cử động thai cũng không có mối liên hệ với tình trạng tăng động giảm chú ý trong tương lai. Những điều mẹ cần làm lúc này là cảm nhận sự tồn tại của bé, hình dung xem con thường làm gì trong tử cung và thử trò chuyện, kết nối với bé.

 

Cử động của bé rất đa dạng

Ở tam cá nguyệt thứ hai cho đến đầu tam cá nguyệt thứ ba, vì thai nhi vẫn còn nhỏ nên không gian trong tử cung đang còn khá rộng rãi đối với bé. Các bé có rất nhiều dạng hoạt động khác nhau như nhào lộn, đấm, đá, nấc cụt… và vì vậy, mẹ sẽ cảm thấy con hoạt động thật nhiều.
 

Những thời điểm dễ theo dõi cử động thai

Xem ảnh nguồn


Ngoài việc hoạt động, thai nhi cũng ngủ khá nhiều trong ngày. Những lúc bé ngủ là lúc mẹ ít cảm nhận được các hoạt động. Vào một số thời điểm nhất định trong ngày, việc theo dõi cử động thai sẽ diễn ra thuận lợi hơn những lúc khác. Đó là:
 

  • Khi mẹ nghỉ ngơi vào buổi tối: Khi mẹ đã hoàn tất những công việc trong ngày, có thời gian để thư giãn cũng là lúc mẹ dễ nhận ra hoạt động của bé.
  • Khi mẹ mới ăn xong: Năng lượng của mẹ tăng lên và được chuyển một phần cho các hoạt động của bé.
  • Khi mẹ đang hồi hộp: Adrenalin được sinh ra cũng có tác dụng đối với các hoạt động của bé.
     

Cử động thai có thể thay đổi

Thai nhi không có thời gian sinh hoạt cố định khi còn ở trong bụng mẹ. Bé sẽ không hoạt động vào cùng một giờ mỗi ngày. Do đó, có những ngày mẹ sẽ thấy con hoạt động nhiều vào buổi tối, nhưng ngày khác lại là vào buổi trưa hay sáng.
 

Xem ảnh nguồn


Tần số hoạt động của thai nhi cũng thay đổi theo từng giai đoạn. Khi thai đã lớn, bé đã không còn nhiều không gian để xoay, lộn nên mẹ có thể cảm thấy bé ít năng động hơn. Tuy nhiên, nếu việc đếm thai máy vẫn cho ra những kết quả bình thường có nghĩa rằng cục cưng đang rất ổn.
 

Đặc biệt, trong những tháng cuối, bé ngày càng nặng hơn và khỏe hơn, nên một số mẹ có thể giật mình tỉnh dậy giữa đêm vì những cú đạp rất mạnh của bé. Điều này hoàn toàn bình thường và là một tín hiệu đáng mừng.
 

Bé cử động bao nhiêu là bình thường?

Con số quan trọng nhất mà mẹ cần nhớ khi đếm cử động thai là số 10. Khi bắt đầu đếm cử động thai, mẹ ghi lại giờ và ngừng lại khi đã đếm đủ 10 cử động. Nếu trong vòng 4 giờ liên tiếp, mẹ không đếm đủ 10 cử động thai thì nên nhờ các bác sĩ kiểm tra để chắc chắn bé cưng vẫn khỏe mạnh.
 

Xem ảnh nguồn

Trong 4 giờ, nếu có trên 10 cử động thai, mẹ có thể yên tâm về sức khỏe của bé.


Việc bé cử động nhiều là một tín hiệu đáng mừng đối với mẹ. Đây là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh.
 

Mỗi ngày, mẹ nên đếm cử động thai 2 lần, đặc biệt là sau tuần thứ 28 của thai kỳ. Càng gần ngày sinh, mẹ sẽ càng muốn dành nhiều thời gian hơn để theo dõi các hoạt động của bé. Những dấu hiệu như thai giảm hoạt động một cách đột ngột nên được báo ngay với bác sĩ.
 

Việc thai nhi đạp nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cảm nhận riêng của mẹ. Nếu mẹ có nhiều thời gian để theo dõi bé hoặc mẹ có thành bụng mỏng sẽ dễ dàng cảm nhận được nhiều chuyển động. Một số mẹ có thành bụng dày, vị trí của nhau thai trong tử cung nằm ngay dưới da vùng bụng thì sẽ khó cảm nhận được cử động thai hơn. Trong mọi trường hợp, kết quả khám thai vẫn là dữ liệu đáng tin cậy nhất về sức khỏe của bé.

 

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
Thông tin hữu ích: Các giai đoạn phát triển của phôi thai
Thai bị não úng thủy: Nguyên nhân và dấu hiệu mẹ cần biết
Polyp buồng tử cung gây ảnh hưởng khả năng sinh sản thế nào?
Đa thai là gì và những điều cơ bản mẹ cần biết để sinh con an toàn
IUGR là gì? Những điều mẹ bầu cần biết về hội chứng IUGR
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  30/12/2024- Hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ, mẹ bầu nên biết
  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
Xem tất cả
Liên kết email