Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Dấu hiệu băng huyết sau sinh mọi phụ nữ mang thai và mới sinh con cần biết
Ngày cập nhật:  10/02/2023 08:28:54
Tỷ lệ xảy ra băng huyết ở thai phụ chỉ khoảng 1-5%. Tuy nhiên, đây lại chính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong khi sinh nở.

Chính vì thế, mọi phụ nữ mang thai và mới sinh đều cần phải nắm rõ các dấu hiệu nhận biết băng huyết sau sinh.

Băng huyết sau sinh là gì?
 

bang huyet sau sinh

Đây chính là tình trạng mẹ bị mất máu nhiều sau khi sinh con. Trên thực tế, thông thường sản phụ sẽ không bị mất quá 500ml máu khi sinh thường và không quá 1000ml trong trường hợp sinh mổ. Khi bị băng huyết, sản phụ bị mất máu nhiều hơn một cách ồ ạt hoặc âm thầm, dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, suy các cơ quan và thậm chí có nguy cơ đe dọa tính mạng.
 

Những người có nguy cơ bị băng huyết

bang huyet sau sinh


Sau đây là những trường hợp sản phụ có nguy cơ bị băng huyết:

  • Kích thước tử cung của thai phụ lớn dẫn đến co hồi tử cung sau sinh không đạt hiệu quả. Nguyên nhân là bởi lượng nước ối nhiều hoặc thai lớn, đặc biệt trong trường hợp bé sinh ra nặng hơn 4kg hoặc mẹ bầu mang đa thai.
     
  • Đã từng có các phẫu thuật ở tử cung bao gồm sinh mổ hoặc bóc u xơ, làm tăng nguy cơ bị rách, nứt tử cung khi chuyển dạ và gặp phải các bất thường về nhau thai trong thai kỳ.
     
  • Mẹ bầu có các bất thường về nhau thai bao gồm nhau tiền đạo, nhau cài răng lược có nguy cơ bị băng huyết cuối thai kỳ và sau sinh rất cao. Nhau bong non hay nhau bong không hết là nguyên nhân gây băng huyết nếu không được điều trị dứt điểm.
     
  • Tiền sản giật, huyết áp thai kỳ cao, béo phì, các rối loạn đông máu (ví dụ đông máu nội mạch lan tỏa)… cũng là những yếu tố nguy cơ đặt sản phụ vào rủi ro cao bị băng huyết sau sinh.
     

Bên cạnh đó, thai phụ sẽ có nguy cơ bị băng huyết sau sinh cao hơn nếu:
 

  • Đã từng sinh con nhiều lần trước đây
  • Chuyển dạ kéo dài
  • Gây mê khi sinh mổ
  • Sinh con bằng giác hút hoặc sử dụng kẹp forcep
  • Bị nhiễm trùng tử cung hoặc âm đạo sau sinh.
     

Dấu hiệu băng huyết sau sinh

bang huyet sau sinh

Dấu hiệu bị băng huyết có thể xuất hiện ngay trong ngày đầu sau khi sinh hoặc kéo dài trong 12 tuần tiếp theo. Băng huyết là tình trạng nghiêm trọng tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì sản phụ có thể phục hồi tốt và tránh được nguy cơ đe dọa tính mạng.
 

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất
 

  • Âm đạo chảy máu nhiều và liên tục: Sau sinh, cơ thể sản phụ tống xuất mô niêm mạc tử cung kèm theo máu còn sót lại gọi chung là sản dịch, kéo dài từ 2 – 4 tuần sau sinh. Tuy nhiên, khác với sản dịch, lượng máu chảy ra không hề giảm bớt hay ngưng lại sau một vài ngày chính là dấu hiệu bị băng huyết.
     
  • Tụt huyết áp: mất máu nhiều gây tụt huyết áp và dấu hiệu bị suy các cơ quan bao gồm nhìn mờ, ớn lạnh, da nhợt nhạt, ẩm nhớt mồ hôi, mạch nhanh, suy giảm nhận thức, chóng mặt, buồn nôn và nôn, cảm thấy mệt và yếu, lờ đờ muốn xỉu…
  • Đau dữ dội ở bụng dưới hoặc khu vực sàn chậu
     
  • Lượng máu bị mất có thể không chảy ra ngoài mà ứ đọng trong lòng tử cung làm cho tử cung tăng thể tích, to ra và mềm nhão.
     
  • Sưng và đau trong cơ ở vùng âm đạo hoặc tầng sinh môn nếu bị băng huyết và ổ máu tụ ở khu vực này
     

Trong nhiều trường hợp, máu không chảy ra ngoài khiến cho sản phụ không nhận biết được. Tuy nhiên cần nghĩ đến băng huyết nếu có một trong các triệu chứng kể trên.

 

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Các mẹ băn khoăn: Sinh mổ tối đa được mấy lần?
Giải đáp: Trẻ bú sữa đầu và sữa cuối khác nhau như thế nào?
Bí quyết giúp sữa mẹ về nhiều sau sinh, áp dụng ngay nếu mẹ thiếu sữa cho con
Sinh thường sau sinh mổ: Những lợi ích và nguy cơ đi kèm
3 thời điểm vàng chẩn đoán, sàng lọc dị tật ở thai nhi mẹ cần lưu ý
Liên cầu nhóm B ảnh hưởng gì đến trẻ sơ sinh?
Ra nước ối nhưng không đau bụng rất nguy hiểm, mẹ bầu phải chú ý!
Hội chứng tiền kinh nguyệt, phương pháp chẩn đoán và điều trị
Những hành vi làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung
Nguyên nhân và triệu chứng khi mẹ bị lên máu sản hậu sau sinh
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email